Giá vàng hôm nay 19/7: Tăng vì đồng USD yếu cùng xung đột chính trị Mỹ - Trung

Giá vàng hôm nay 19/7: Tuần giao dịch vừa qua (từ 13/7 - 18/7 ), vàng tại các cửa hàng kinh doanh không ổn định. Trong khi vàng thế giới giảm nhẹ sau khi thiết lập kỉ lục trước đó.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 20/7

Tổng hợp diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua  

Tuần giao dịch vừa qua (từ 13/7 - 18/7 ), giá vàng trong nước liên tục có nhiều biến động không ổn định tại hầu hết các cửa hàng hệ thống, giá mua - bán tăng mạnh nhất cùng ngưỡng là 150.000 đồng/lượng.

Cụ thể, tại phiên giao dịch thứ Hai ngày 13/7, giá vàng SJC ở chiều mua trên toàn quốc tăng 150.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng chiều bán so với phiên tuần trước.

Sáng thứ Ba (14/7), vàng giảm từ 20.000 - 100.000 đồng/lượng (hướng mua) và 20.000 - 70.000 đồng/lượng (hướng bán).

Qua ngày thứ Tư, vàng tăng giảm trái chiều ở cả hai hướng tại các hệ thống trên toàn quốc.

Sang ngày thứ Năm (16/7), giá mua - bán loại vàng miếng SJC tăng chung ngưỡng 100.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã ghi nhận vàng ở chiều mua và bán có sự tăng giảm trái chiều tại các cửa hàng kinh doanh. 

Phiên sáng thứ Bảy (18/7) vàng tiếp tục tăng 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán.

Theo đó, mức trần mua vào của vàng miếng SJC trong tuần được ghi nhận là 50,45 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra là 50,77 triệu đồng/lượng.

Nhìn chung, giá vàng trong tuần ghi nhận chiều mua vào tăng 1.350.000 đồng/lượng và 750.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Giá vàng hôm nay 19/7: Tăng vì đồng USD yếu cùng xung đột chính trị Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua tại DOJI (Nguồn: DOJI).

Diễn biến giá vàng thế giới trong tuần qua

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trong tuần đạt mốc 1,810.30 USD/ounce theo Kitco, vàng giao tháng 8 tăng 0,66% lên 1.812,10 USD.

Hôm thứ Hai (13/7), giá vàng thế giới tăng nhiều nhất do lo ngại sự lạm phát trung bình không cho thấy xu hướng rõ rệt khi đối phó từ cú sốc COVID-19.

Với hi vọng về các biện pháp kích thích kinh tế hơn của Cục Dự trữ Liên bang để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch đã khiến vàng quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 14/7.

Vàng tiếp tục giảm vào thứ Tư (15/7) khi nhiều khu vực ở châu Á đang tìm cách để tạm hoãn việc mở lại nền kinh tế khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt làm lo ngại về làn sóng thứ hai bùng nổ, khi mà California đã giảm bớt những hạn chế đối với các doanh nghiệp.

Đà giảm kéo dài sang ngày thứ Năm (16/7) sau khi đạt đỉnh cao nhất một tuần trước đó do các tài sản khác tăng, nhưng vẫn được giữ trên mức 1.800 USD cùng sự căng thẳng Mỹ - Trung và lo ngại Covid-19.

Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn kiên định với các chính sách kinh tế của mình, khiến một số nhà đầu tư khóa lợi nhuận, nhưng lo lắng về các trường hợp nhiễm Covid-19 tác động đà tăng vàng vào ngày 17/7.

Theo các chuyên gia cảnh báo, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo một luồng gió mới cho thị trường.

Mặt khác, chỉ số đồng USD giảm 0,4% so với các đơn vị tiền tệ quan trọng khác sẽ thúc đẩy vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn, vàng đã tăng lên 19,3% từ đầu năm đến nay.

Mỹ vẫn đang ghi nhận có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất. Trong khi số trường hợp toàn cầu vượt qua 13,89 triệu, theo số liệu công bố mới nhất Từ tổ chức y tế thế giới (WHO).

Qui đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.280 đồng), giá vàng thế giới tương đương 50,62 triệu đồng/lượng, thấp hơn 90.000 đồng so với mức vàng trong nước.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.