Giá vàng hôm nay 6/7: Vàng miếng SJC tăng nhẹ

Giá vàng trong nước điều chỉnh tăng nhẹ tại một số cửa hàng kinh doanh. Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều khi đồng USD tiếp tục suy yếu.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 7/7

Giá vàng hôm nay sáng ngày 6/7 điều chỉnh nhẹ tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Giá vàng SJC tại cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn và hệ thống PNJ chứng kiến giá mua vào và bán ra cùng đứng yên trong hôm nay.

Tại tập đoàn Doji, vàng miếng SJC điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng (hướng mua) và đứng yên (hướng bán).

Doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá mua vào tăng 30.000 đồng/lượng và giá bán ra tăng 50.000 đồng/lượng.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,80 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,37 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K không đổi ở cả hai chiều mua bán so với phiên trước đó.

Giá vàng SJC

Ngày 6/7/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,75

57,37

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,75

57,35

-

-

Tập đoàn Doji

56,70

57,30

+50

-

Tập đoàn Phú Quý

56,78

57,30

+30

+50

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,80

57,35

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,80

57,35

-

-

Vàng nữ trang

99.99% (vàng 24K)

50,80

51,50

-

-

75% (vàng 18,K)

36,78

38,78

-

-

58,3% (vàng 14K)

28,18

30,18

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 6/7: Tăng giảm trái chiều - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới tăng giảm trái chiều

Mở phiên giao dịch sáng ngày 6/7, giá vàng giao ngay giảm 0,02% xuống còn 1.791 USD/ounce, tho Kitco. Ngược lại, giá vàng giao tháng 8/2021 tăng 0,48% lên mốc 1.791 USD/ounce.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (5/7) khi đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu giảm trong bối cảnh dữ liệu lao động của Mỹ làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn, giúp kim loại quý này tăng lên ngưỡng 1.800 USD/ounce một lần nữa. 

Ông Ole Hansen, Nhà phân tích của Ngân hàng Saxo cho biết, đồng USD đã từ bỏ một số yếu tố sức mạnh gần đây và vàng “hiện đang giữ một số mức tăng của ngày thứ Sáu (2/7), một lần nữa thách thức mức kháng cự trước mốc 1.800 USD/ounce. 

Ông Hansen nói thêm, đồng thời, báo cáo việc làm “không quá nóng” vào hôm thứ Sáu (2/7) đã làm giảm thêm rủi ro về bất cứ hành động nào của FOMC sớm hơn,... tạo điều kiện cho vàng tăng giá. 

Dữ liệu vào hôm thứ Sáu (2/7) cho thấy các công ty Mỹ trong tháng 6 đã thuê nhiều công nhân nhất trong 10 tháng, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên cao hơn, lực lượng lao động tham gia không hề thuyên giảm và tốc độ tăng thu nhập hàng giờ chậm lại. 

Biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ được công bố vào hôm thứ Tư (7/7), có thể làm sáng tỏ hơn quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về lạm phát và tiền tệ. 

Ông Avatar Sandu, Giám đốc hàng hòa cấp cao tại Phillip Futures cho biết: “Ảnh hưởng của sự nghiêng về phe diều hâu gần đây của FED đã bắt đầu suy yếu với một số quan chức FED đang xoa dịu thị trường”.

Ông cũng cho biết thêm, mức kháng cự ngay lập tức của vàng là 1.800 USD/ounce và mức hỗ trợ là 1.750 USD/ounce. 

Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giữ mức ổn định là 26,46 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 1% lên mức 1.101 USD/ounce và giá palladium tăng 1,1% lên ngưỡng 2.815 USD/ounce. 

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.