Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên 1.580 bậc thang núi Bà Đen kiếm tiền ngày Tết

Người đàn ông đi chân trần, có vết thương ở chân nhưng vẫn cố đều đặn mỗi ngày vác 5 cây đá nặng khoảng 50 kg, vượt qua 1.580 bậc thang lên chùa Bà Đen. Ông nói đây là nghề suốt 20 năm, dù bị thương những phải ráng kiếm tiền vì dịp Tết mới được được thuê nhiều, trong khi quanh năm ế ẩm.
Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 1.

Trong khi hàng nghìn du khách lên chùa Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) hành hương vào những ngày đầu xuân Canh Tí 2020, thì len lỏi giữa các bậc thang lên chùa là đội ngũ khuân thuê nước đá, thực phẩm, mắm muối, gạo… phục vụ cho nhà chùa và những tiểu thương buôn bán trên khu vực chùa.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 2.

Chùa Bà Đen thờ Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) nằm ở lưng chừng núi Bà Đen. Đây là ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Bộ, với chiều cao 986 mét. Để mang nước đá, gạo lên chùa Bà, người đàn ông này phải vượt qua đoạn đường dài hơn 1.000 mét, với 1.580 bậc thang.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 3.

Cõng hàng hoá nặng trên lưng vượt qua chặng đường trên được xem là điều không dễ dàng, bởi đường đi được chia làm nhiều đoạn, có những đoạn khúc khuỷu, dốc đứng chênh vênh. Ngay cả những người hành hương đầu năm, trong quá trình leo lên núi, họ phải dừng lại ít nhất 4-5 lần mỗi khi thấm mệt, mỗi lần nghỉ từ 5-10 phút mới có thể leo lên tiếp, nhưng với những người vác đá, họ chỉ dừng lại nghỉ mệt khoảng 2 lần ngắn, để hạn chế đá tan chảy.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 4.

Trong những ngày Tết, hàng hoá chủ yếu trên vai hàng chục người làm nghề vác thuê tại núi Bà Đen là nước đá. Những cây nước đá này được vận chuyển từ chân núi lên chùa Bà, phục vụ nhu cầu giải khát của những người hành hương. Theo những người khuân vác, nước đá là loại hàng khó vận chuyển nhất so với gạo, heo quay.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 5.

"Ráng vác vào sáng sớm lúc còn ít khách thì đến trưa tôi đi được 3 lần. Chiều đến, lượng người đông nghẹt, tôi cũng hết sức thì chỉ đi khoảng 2 lần nữa. Tính ra những ngày cao điểm Tết này đi được 5 chuyến mỗi ngày, mỗi lần được trả công 100.000 đồng. Mỗi cây hàng thế này nặng khoảng 50 kg, tôi làm suốt 20 năm nay nên cũng quen, và xem đó là một nghề rồi", người đàn ông này dừng lại bên đường nghỉ mệt và nói.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 6.

Vác cây nước đá 50 kg, leo 1.580 bậc thang nhưng ông đi chân trần. Ông cho biết cũng đã quen với việc này nhưng trước Tết, ông vừa có một vết thương ở chân nên phải băng bó tạm. "Đau thì dĩ nhiên là đau rồi nhưng cái nghề này, được có mỗi mấy ngày Tết nên cũng phải ráng mà đi làm liên tục kiếm tiền. Bình thường ế lắm", người đàn ông thở hổn hễn nói.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 7.

Với những người làm nghề này, Tết đến là dịp họ phải làm việc liên tục để kiếm thu nhập, bởi ngày thường, nhu cầu nước đá ít hơn. Thay vào đó, họ cho biết, những chuyến hàng ngày thường hầu hết là cát, đá, xi măng nhưng số lượng rất ít.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 8.

Để di chuyển lên chùa, những người khuân đá này đều đi chậm rãi, mắt nhìn xuống đất và men theo các bậc thang. Có những đoạn đất đá lởm chởm, những người khiêng đá đều vượt qua một cách nhẹ nhàng.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 9.

Để hạn chế trơn trượt trong quá trình khuân, những người thuộc đội vác này đều trang bị một tấm lót dày. Tấm lót này cũng có nhiệm vụ giúp đá hạn chế tan trong quá trình vận chuyển.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 10.

Nếu không phải là nước đá, những người khuân vác này sẽ khuân các mặt hàng khác, trong đó có vật liệu xây dựng. Nhưng không phải mỗi chuyến đi nào cũng dễ dàng, chàng trai mới vào nghề này có kinh nghiệm ít hơn so với những người đàn ông trung niên khác, đã làm hàng hóa rơi giữa đường, khiến anh phải dừng lại sắp xếp rồi cho lại lên vai.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 11.

Sau khi xong mỗi chuyến hàng, để tiết kiệm thời gian, họ phải nhanh chóng chạy xuống chân núi chuẩn bị cho một chuyến hàng tiếp theo. Trên tay người đàn ông này đang cầm miếng lót ngăn cách giữa vai và nước đá, anh xuống núi rất vội vàng để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 12.

Họ khuân lên chùa Bà bất cứ thứ gì mà người khác thuê, từ bàn ghế nhựa, nước uống đến những con heo quay để cúng chùa.

Gian nan đi chân trần, cõng nước đá lên núi Bà Đen kiếm tiền ngày đầu năm - Ảnh 13.

Cứ đều đặn như vậy, những cây hàng lại được đội khuân vác gồm hàng chục người mang từ chân núi lên chùa Bà. Càng về trưa, khi lượng khách đổ về chùa Bà hành hương mỗi lúc một đông cũng là lúc họ nhọc nhằn nhất trong những ngày mưu sinh đầu năm.