VnExpress đưa tin trước đó, ngoài các hộ tại TP HCM có hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao thì tại các gia đình Hà Nội cũng ghi nhận tăng so với tháng trước.
Chị Hoa, sống tại Hà Đông, Hà Nội cho biết, tiền điện tháng 4 gia đình chị tăng gần 400.000 đồng so với tháng 3, lên gần 1,3 triệu đồng. "Khi nhận hóa đơn tôi bất ngờ vì tháng rồi thời tiết Hà Nội chưa nóng, điều hòa chưa dùng. Giá điện tăng thì mới từ 20/3, không biết vào hè tiền điện còn tăng thế nào nữa", chị than thở.
Chị Thủy ở Thanh Trì cũng cùng cảnh ngộ, tháng rồi chỉ số điện tiêu thụ nhà chị tăng gấp đôi các tháng trong năm. Với 267 kWh điện sử dụng, chị phải trả gần 580.000 đồng tiền điện, gần gấp đôi tháng trước. "Bên công ty điện tới kiểm tra công tơ thì nói chỉ số ghi điện đúng, không có gì bất thường và nói có thể do nóng nhà mình dùng tăng các thiết bị làm mát. Song, giải thích như vậy là chưa thỏa đáng", chị Thủy chia sẻ.
Không riêng các hộ gia đình tăng giá điện đột biến, nhiều doanh nghiệp cũng than vì tiền điện tăng quá "sốc". Chủ một xưởng may tại quận Tân Phú (TP HCM) phản ánh, tiền điện tháng 1-3 luôn dao động quanh mức 3 triệu đồng đến 9,4 triệu đồng, nhưng tháng 4 cơ sở này phải trả tới 17 triệu đồng, tăng 1,8 lần so với tháng 3.
Theo đại diện Tổng công ty điện lực Hà Nội, EVN Hà Nội, sản lượng điện tiêu thụ điện đầu tháng 4/2019 đã tăng 11 triệu kWh/ngày so với cuối tháng 3, lí do dẫn đến sự chênh lệch hoa đơn tiền điện tháng 4 so với tháng 3 là so số ngày sử dụng điện của tháng 4 nhiều hơn tháng 3, cộng với việc tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 8,36% từ ngày 20/3.
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trước và sau điều chỉnh ngày 20/3. (Biểu đồ: Hương Nguyễn).
Cùng với đó, biểu tính giá điện lũy kế theo 6 bậc thang nên khi khách hàng dùng điện càng nhiều thì tiền điện phải trả càng cao, đại diện EVN cũng cho biết thêm, đối với việc tính giá điện tại các phòng trọ, EVN đã tiến hàng rà soát và yêu cầu khách hàng có nhà cho thuê kí cam kết thu tiền điện của người thuê nhà đúng giá qui định, đến thời điểm hiện tại đã có 13.484/13.543 khách hàng có nhà cho thuê cam kết thu tiền điện của người thuê nhà đúng qui định.
Giá điện bán lẻ bình quân tăng 8,36% từ ngày 20/3, lên mức 1.864,44 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Riêng hộ gia đình dùng điện sinh hoạt, hóa đơn điện sẽ được tính theo giá cũ và mới trên số ngày dùng điện thực tế.
Bảng tính chi tiết giá điện sau điều chỉnh.
Theo Tạp chí năng lượng Việt Nam, đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt, việc tính toán tiền điện trong tháng đổi giá của khách hàng sẽ căn cứ vào chỉ số công tơ và mức giá quy định của Nhà Nước.
Riêng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, việc tính giá điện trong kì chuyển đổi giá được thực hiện theo phương pháp nội suy sản lượng. Đây là nguyên tắc được sử dụng để tính sản lượng cho các khoản biến động trong trường hợp có thay đổi về giá bán điện nhưng không thực hiện chốt chỉ số.
Theo cách tính này, ví dụ, khách hàng tiêu thụ 520 kWh trong 31 ngày (kì ghi hóa đơn 13/3 đến 12/4); số ngày sử dụng điện theo giá cũ là 7 ngày; số ngày dùng giá điện mới là 24 ngày.
Như vậy, sản lượng điện tính theo giá cũ: (520 kWh/31 ngày) * 7 ngày = 117 kWh. Còn lại, sản lượng điện tính theo giá mới là 403 kWh.
Ứng với từng bậc thang và đơn giá điện cũ, số tiền điện phải trả của 7 ngày giá điện cũ là 261.564 đồng.
Với định mức cho đơn giá mới, số tiền khách hàng phải trả là 976.774 đồng. Tổng cộng số tiền điện phải trả tháng 4 là 1.238.338 đồng (chưa gồm thuế VAT 10%). Và số tiền điện sau thuế là 1.362.172 đồng.
Như vậy, số tiền điện tháng 4 sẽ phải trả thêm 83.015 đồng so với khi giá điện chưa tăng (mức giá cũ là 1.279.157 đồng, gồm thuế VAT).
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, chúng tôi cũng không muốn tăng giá điện vì về nhà chúng tôi cũng phải trả tiền điện vì thế sẽ cố gắng điều hành hệ thống điện tối ưu hơn nữa để không gây sức ép tăng giá điện.
Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Ảnh: Hương Nguyễn).
Hiện nay giá điện tại Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới, qua số liệu thu thập được trong 8 nước đông nam á, giá điện nước ta thấp hơn các nước trong khu vực, sau đợt điều chỉnh năm 2019 mới bằng 66% của 8 nước Đông Nam Á (số liệu T6/2018).
Ông Tri thông tin, giá điện của nước ta hiện nay chỉ bằng 80% so với các nước, sau khi điều chỉnh giá điện bằng 91% so với 10 nước có GDP bình quân tương đương với Việt Nam.
Trước đó, sau tháng Tết cũng đã xảy ra giá tiền điện bỗng dưng tăng vọt mặc du tháng Tết nhiều gia đình về quê không sử dụng các thiết bị điện, nhưng giá vẫn tăng gấp đôi so với tháng trước đó khiến nhiều người hoang mang, đại diện điện lực Hoàng Mai lí giải việc tiền điện tăng có thể do đường dây điện của hộ dân bị chập, đồng hồ đo đếm gặp vấn đề hoặc người dùng không kiểm soát được mức điện đang sử dụng....
Tiêu dùng 07:31 | 19/12/2019
Tiêu dùng 21:01 | 18/12/2019
Tiêu dùng 15:27 | 07/11/2019
Tiêu dùng 06:03 | 05/10/2019
Tiêu dùng 18:12 | 30/05/2019
Kinh doanh 14:02 | 30/05/2019
Kinh doanh 11:54 | 30/05/2019
Kinh doanh 10:27 | 24/05/2019