Giới kinh doanh quần áo Phật tử ‘hốt bạc’ trong tháng cô hồn

Người dân kinh doanh, buôn bán quần áo Phật tử tại TP HCM đang vào mùa “hốt bạc” trong tháng “cô hồn”.
gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon Nhiều mẫu xe Nhật tiếp tục cuộc đua giảm giá trong tháng ‘cô hồn’
gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon Sự tích lễ Vu Lan và thực hư tích tháng Cô hồn
gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon
Một siêu thị chuyên bán đồ Phật giáo tại quận Tân Bình, TP HCM. (Ảnh: Đại Việt)

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch là tháng “cô hồn”, đây được cho là tháng sẽ không gặp nhiều may mắn nên nhiều người dân thường lên chùa để cầu an cho gia đình, người thân.

Tháng 7 còn có ngày Lễ Vu Lan vào ngày 15/7 âm lịch, đây được xem là ngày rằm lớn nhất trong năm của người dân theo đạo Phật.

Chính vì những lý do trên mà nhu cầu mua quần áo Phật tử của người dân cũng tăng cao trong tháng này.

Ghi nhận tại siêu thị Pháp Hoa (quận Tân Bình), một siêu thị chuyên kinh doanh các mặt hàng Phật giáo, nhiều mẫu quần áo cho giới Phật tử (áo lam) được bày bán đa dạng.

Quần áo Phật tử dành cho người lớn có giá khoảng trên dưới 180.000 đồng/1 bộ, quần áo dành cho trẻ em khoảng 80.000 đồng/1 bộ, tùy vào chất liệu, kiểu may và kích cỡ. Khách hàng có thể lựa chọn với đủ màu sắc như xám, nâu, vàng, hồng, đen, trắng…

Đại diện của siêu thị cho biết, tháng 7 Âm lịch là thời điểm quần áo Phật tử bán chạy nhất trong năm do nhu cầu tăng mạnh. Lượng khách mua hàng gấp 2 đến 3 lần so với những tháng khác trong năm.

gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon
Nhu cầu mua quần áo Phật tử của người dân tăng cao trong tháng 7 âm lịch. (Ảnh: Đại Việt)

Anh Nguyễn Thanh Phước, chủ cửa hàng kinh doanh quần áo Phật tử tại quận 10, chia sẻ, quần áo Phật tử bán rất chạy trong khoảng 1 tuần trở lại đây và dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng 3 tuần tới.

Quần áo Phật tử trong cửa hàng của anh Phước có giá dao động từ 165.000 – 270.000 đồng/1 bộ, tùy vào chủng loại. Đa phần là quần áo may tại các cơ sở ở TP HCM.

“Các tháng trước thì mỗi ngày bán được từ 5-7 bộ, còn tháng 7 Âm lịch thì bán mỗi ngày được trên dưới 20 bộ. Bán mặt hàng này chỉ trông chờ vào tháng 7 âm lịch thôi”, anh Phước nói.

Chị Ngô Thị Mai (ngụ quận Gò Vấp) cho biết, vào dịp tháng 7 Âm lịch, chị Mai lại đi mua quần áo lam cho cả nhà để thay thế cho những bộ quần áo đã cũ. Con trai và con gái của chị Mai đang độ tuổi phát triển nên năm nào cũng phải mua quần áo lam mới. Năm nay, cả gia đình chị Mai sẽ mặc áo lam đi chùa vào dịp Lễ Vu Lan cùng với một số bạn bè thân thiết.

gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon
Một bộ quần áo Phật tử dành cho trẻ em được bày bán. (Ảnh: Đại Việt)

Ngoài những bộ quần áo Phật tử có giá phải chăng thì quần áo Phật tử cao cấp cũng được nhiều người dân quan tâm.

Tại gian hàng bán quần áo Phật tử của thương hiệu An Nghiêm nằm bên trong một hội chợ ở quận Tân Bình, mỗi bộ quần áo Phật tử có giá dao động từ 450.000 – 560.000 đồng.

Sở dĩ những bộ quần áo này có giá cao hơn hẳn so với thị trường là do chất liệu vải cao cấp nhập khẩu từ nước ngoài. Các họa tiết, hoa văn trên sản phẩm được vẽ và thêu bằng tay rất công phu, tỉ mỉ.

Mặc dù có giá thành khá “chát” nhưng lượng khách đến gian hàng này để mua quần áo khá đông đúc và tấp nập.

gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon
Quần áo Phật tử cao cấp cũng được người dân TP HCM rất quan tâm mặc dù có giá bán khá cao. (Ảnh: Đại Việt)
gioi kinh doanh quan ao phat tu hot bac trong thang co hon
Một bộ quần áo Phật tử cao cấp có giá 560.000 đồng. (Ảnh: Đại Việt)

Theo đại diện nhiều cửa hàng kinh doanh quần áo Phật tử khác tại quận 5, quận 3 và quận Bình Thạnh thì tháng 7 Âm lịch là tháng “hốt bạc” của họ.

Nhiều cửa hàng đã tranh thủ nhập hàng về từ cách đây một tháng để phục vụ nhu cầu của người dân.

Có thể thấy, tháng 7 Âm lịch là tháng “khó” làm ăn đối với nhiều ngành nghề khác nhưng với những người dân kinh doanh, buôn bán quần áo Phật tử thì đây lại là tháng “ăn nên làm ra” của họ.

Lễ Vu Lan không chỉ là ngày dành cho các Phật tử, đây còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.

Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc, bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc, tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

Dịp lễ Vu Lan, mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho những ai đã mất mẹ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.