Phần lớn trong số này là những tỉ phú tự thân, tập trung chủ yếu ở Mỹ – nơi chiếm 40% số người giàu trên thế giới.
Ngay trong tầng lớp này cũng được chia làm hai lọai: giàu và siêu giàu. Người giàu được xác định là những người có khối tài sản từ 1-30 triệu USD, 90% trong số này có tài sản chỉ ở mức từ 1-5 triệu USD. Người siêu giàu là những người sở hữu khối tài sản có giá trị trên 30 triệu USD.
5 quốc gia khác có mức gia tăng số người giàu cao nhất thế giới bao gồm: Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, Ba Lan và Việt Nam. (Nguồn: Wealth-X).
Phần lớn người giàu là đàn ông. Chỉ khoảng 16% người giàu là phụ nữ, trong khi với người siêu giàu, con số phụ nữ chỉ là 14%.
Hơn 40% người giàu sống ở Bắc Mỹ, 25% sống ở châu Âu, 25% khác ở châu Á.
Mỹ là quốc gia có sống lượng người giàu đông đảo nhất trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Anh. Theo thống kê, 10 quốc gia sở hữu nhiều người giàu nhất chiếm tới 75% số lượng người giàu trên thế giới, và cũng chiếm gần 75% tổng tài sản ròng năm 2018.
Thành phố New York có lượng người giàu lớn hơn tất cả các thành phố khác trên thế giới, mặc dù con số này đã giảm khoảng 0,5% so với năm 2018. Tuy nhiên, với gần 1 triệu người giàu, New York vẫn có dân số giàu cao hơn 65% so với thành phố đứng thứ nhì là Tokyo.
Tuy vậy, Hong Kong lại là thành phố có dân số siêu giàu đông nhất thế giới, với hơn 10.000 người.
Ngoài ra, 5 quốc gia khác có mức gia tăng số người giàu cao nhất thế giới bao gồm: Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, Ba Lan và Việt Nam.
Năm ngoái, vợ chồng người tỉ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos đã quyên tặng 2 tỉ USD cho quỹ One Day để giúp đỡ người vô gia cư. (Ảnh: BBC).
Đáng chú ý, đa số những người giàu nhất thế giới thường xuyên cho đi tài sản của họ.
Các hoạt động thiện nguyện là một trong những ưu tiên hàng đầu của giới nhà giàu. Có 57% số người siêu giàu và 36% số người giàu nói rằng, công việc thiện nguyện luôn nằm trong danh sách ưu tiên tiêu tiền của họ.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các hoạt động từ thiện đã được tái khởi động và thúc đẩy mạnh mẽ hơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên nếu tính tỉ lệ với mức giá trị ròng, thì người giàu cho đi rất ít, ít hơn nhiều so với những người có mức thu nhập thấp hơn.
Trong năm 2018, giới siêu giàu đã chi rất nhiều tiền vào từ thiện. Vợ chồng người tỉ phú giàu nhất thế giới, Jeff Bezos đã quyên tặng 2 tỉ USD cho quỹ One Day để giúp đỡ người vô gia cư, hay Michael Bloomberg đã trao hơn 1,8 tỉ USD cho Đại Học Johns Hopkins để hỗ trợ tài chính cho các sinh viên khó khăn.
Đối với những người giàu nhất nước Mỹ, các hoạt động từ thiện đang có dấu hiệu chậm lại do những lo ngại về suy thoái kinh tế, hoặc từ những tác động của Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm năm 2017.
Theo luật định, Chính phủ Mỹ đã gia tăng mức khấu trừ, và điều này dự kiến sẽ giảm thiểu số tiền được sử dụng cho các hoạt động từ thiện, từ 37 triệu USD trước khi có đạo luật, xuống 16 triệu USD trong năm 2018.
Sau từ thiện, những người này còn chi tiền nhiều cho tài chính, thể thao và các hoạt động ngoài trời. (Ảnh: BBC).
Các hoạt động thiện nguyện phổ biến nhất của giới nhà giàu bao gồm: hỗ trợ giáo dục, dịch vụ xã hội, thúc đẩy phát triển nghệ thuật, văn hóa và y tế.
Tuy nhiên, từ thiện chỉ đứng thứ hai sau kinh doanh, trong danh sách những việc cần tiêu tiền của những người siêu giàu. Sau từ thiện, những người này còn chi tiền nhiều cho tài chính, thể thao và các hoạt động ngoài trời, theo Wealth-X.
Cụ thể hơn, các môn thể thao như golf, tiếp theo là bóng đá, trượt tuyết, bóng rổ và bóng chày, được những người giàu có yêu thích. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bộ môn thể thao trên phản ánh những giá trị Mỹ, ảnh hưởng lên tầng lớp nhà giàu nước này.
Đứng cuối danh sách tiêu tiền của những người siêu giàu đó là gia đình, chính trị, thú cưng và ngoại ngữ.
Phần lớn trong số này là những tỉ phú tự thân, tập trung chủ yếu ở Mỹ – nơi chiếm 40% số người giàu trên thế giới. (Ảnh: CNBC).
Theo báo cáo, chỉ một số ít người giàu trên thế giới giàu lên là do được kế thừa tài sản. Phần đông trong số họ là những tỉ phú tự thân, giàu lên từ chính bàn tay lao động.
Gần 84% tỉ phú trên thế giới đã tạo ra vận may riêng cho mình. Chỉ có khoảng 5% hoàn toàn kế thừa từ cha ông, và khoảng 12% giàu có là do kết hợp tiền kế thừa với khối tài sản tự tạo.
Với những người siêu giàu, tỉ lệ này cao hơn, khi có khoảng 30% nhận một phần hoặc toàn bộ tài sản thừa kế, và 70% còn lại là tự gầy dựng nên.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong thập kỉ gần đây, mặc dù sự bất bình đẳng đã tăng lên, song tài sản kế thừa có xu hướng giảm, và tỉ lệ giàu có tự thân đang tiếp tục tăng lên.
Tài chính, kinh doanh và đầu tư là những ngành nghề tập trung nhiều người giàu làm việc nhất, kế đến là công nghệ, dịch vụ và xây dựng.