Gợi ý phương pháp để học sinh yếu, trung bình có thể đạt điểm cao môn Ngữ văn thi THPT quốc gia

Cô Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12, TP HCM) gợi ý phương pháp dạy và học môn Ngữ văn hiệu quả, đặc biệt là đối với học sinh yếu, trung bình.

Cô Nguyễn Thị Hồng Châu chia sẻ về kinh nghiệm học và ôn thi môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trong giai đoạn cuối tuyển sinh 2019 như sau:

1. Phần Đọc hiểu

+ Về nội dung trả lời câu hỏi:

Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để xác định ý trả lời phải lấy từ đâu. Thông thường, học sinh (HS) có thể lấy từ:

Thứ nhất, ý trả lời phải lấy thông tin từ trong văn bản. Với dạng câu hỏi này, HS phải đọc kĩ văn bản để chọn lọc ý đúng, tránh dư ý với yêu cầu hỏi.

Thứ hai, ý trả lời từ chính suy nghĩ của cá nhân HS. Với câu hỏi này, HS phải thể hiện rõ nội dung cần viết. Có câu hỏi yêu cầu HS phải chỉ ra thông tin rồi mới đến nhận xét, đánh giá cá nhân.

Chẳng hạn, câu hỏi "Suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp của văn bản trên." HS phải chỉ ra thông điệp của văn bản là gì rồi mới trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình.

Gợi ý phương pháp để học sinh yếu, trung bình có thể đạt điểm cao môn Ngữ văn thi THPT quốc gia  - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Hồng Châu và học sinh Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12, TP HCM).

+ Về hình thức trả lời câu hỏi:  

Hình thức viết câu trả lời phải rõ ràng: Có câu dẫn từ câu hỏi rồi đến câu trả lời. Câu trả lời có thể ghi ý hoặc viết đoạn ngắn (thường 3, 4 câu).

Bài tập thực hành: Ở phần này, giáo viên có thể giúp học sinh rèn luyện bằng cách phát đề cho HS, cho HS làm việc nhóm để chia sẻ câu trả lời. Sau đó, mời hs lên trước lớp trình bày các câu trả lời của mình. GV và HS cùng nghe rồi nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm.

Hoặc có thể cho HS tự học bằng cách tự đặt thêm các câu hỏi từ đề của GV phát để tự rèn cách tư duy nữa.

2. Phần Làm văn

2.1. Câu viết đoạn 200 chữ. Học sinh cần chú ý:

- Thứ nhất, là số chữ, phải đảm bảo 1 đoạn văn ngắn với số chữ theo qui định.

- Thứ hai, kết cấu đoạn văn gồm 3 phần.

+ Câu mở đoạn: Học sinh phải nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề được nêu ra và viết 1, 2 câu.

+ Sau đó đến phần phát triển đoạn: HS chọn một thao tác cơ bản để triển khai. Tùy theo vấn đề mà HS có thể chọn thao tác phân tích hoặc thao tác chứng minh hoặc thao tác bình luận.

Để lập luận thuyết phục, HS có thể đưa một dẫn chứng minh họa ngắn gọn, tránh viết dẫn chứng dài dòng và đặt vấn đề vào bản thân mình từ 2 - 3 câu.

+ Phần kết đoạn, HS nên viết câu khẳng định lại vấn đề.

Bài tập thực hành

Giáo viên có thể đưa ra một vấn đề và cho hs lập dàn ý. Sau đó, HS nhìn dàn ý đó tập nói câu mở đoạn, câu kết đoạn để quen thao tác. Từ dàn ý được chọn, HS tập viết đoạn với thời gian qui định của GV.

2.2. Câu Nghị luận văn học: Đây là câu phân loại HS nên thường các HS yếu, trung bình sẽ học khác với HS khá, giỏi.

- Với phần Mở bài, HS yếu – trung bình được hướng dẫn cách làm mở bài trực tiếp với thông tin: Tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề bài.

Còn HS khá – giỏi, các em được hướng dẫn thêm cách làm mở bài khác: So sánh phong cách hai nhà văn, trích dẫn một nhận định…

Bài tập thực hành: Giáo viên cho HS khá – giỏi lên bảng ghi thông tin tác giả, tác phẩm. Sau đó, cho HS chọn thành đôi bạn cùng học: Học sinh tự học, nhìn bảng tự học và khảo bài nhau.

- Thân bài: Ở mỗi bài, GV hướng dẫn HS hệ thông luận điểm bằng sơ đồ

+ Đối với văn xuôi, giáo viên có thể ghi hệ thống luận điểm lên bảng:

HS yếu, trung bình nhìn vào sơ đồ và diễn đạt  ý xoay quanh luận điểm.

HS khá – giỏi nhìn vào sơ đồ và đọc, cảm nhận thêm dẫn chứng trực tiếp.

+ Đối với thơ, GV cũng hệ thống luận điểm ở mỗi bài. Ở phần này, HS lưu ý phương pháp làm bài. Các em phải viết câu luận điểm. Sau đó trích dẫn thơ và cảm nhận nghệ thuật, nội dung.

Để làm phần này, HS chú ý cụm từ chính, hình ảnh nổi bật trong câu thơ. Trước tiên, HS cảm nhận nghĩa tường minh, nghĩa sự việc rồi nâng lên nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái.

Bài tập thực hành:

Dành cho HS yếu – trung bình: GV chọn 1 đoạn và hướng dẫn HS cách cảm nhận thơ theo ba bước: Chọn từ ngữ, nghệ thuật… → tìm nghĩa tường minh, nghĩa đen, nghĩa sự việc → tìm nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái, hiệu quả nghệ thuật…

Còn HS khá – giỏi, các em phải bình thêm các chi tiết hay, số lượng chọn từ ngữ cảm nhận phải nhiều hơn.

Sau đó, HS mở sách và cùng làm 3 bước trên theo đoạn thơ GV chọn ôn.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.