Grab khuyên 'Vinasun tự nhìn lại mình để nhận ra những sai sót'

Sáng nay, 22/10, vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Vinasun và bị đơn là Grab tiếp tục được xét xử với phần tranh luận của đại đại diện hai bên.
lo hon 1700 ty dong grab van hoat dong vi co nha dau tu
Địa diện Vinasun tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Vinasun đề nghị toà xem xét lại việc đóng thuế của Grab

Trình bày tại toà, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Grab vẫn giữ quan điểm cho rằng, Grab là công ty công nghệ, không phải công ty taxi. Grab phối hợp với các đơn vị kinh doanh vận tải để thực hiện mô hình kinh doanh vận tải chứ không phải kinh doanh taxi.

Theo đó, luật sư cho rằng, tất cả những lý do mà Vinasun gọi là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Vinasun là do sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

Trước đó, trong quá trình diễn ra phiên toà, đại diện Grab luôn khẳng định mục tiêu của họ là hướng đến nền công nghệ 4.0 và muốn khách hàng, doanh nghiệp biết đến công nghệ của họ để áp dụng cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, Vinasun cho rằng, Grab đã đi “quá xa” khi đây chỉ là 1 phần trong công nghệ 4.0 chứ không thể là nền công nghệ 4.0.

"Grab có mục tiêu giành giật thị trường, thu thập thông tin khách hàng, buôn bán với nhau. Giá rẻ mà dựa trên cơ sở đúng pháp luật thì chúng ta ủng hộ, không cổ súy giá rẻ mà trái pháp luật", đại diện Vinasun trình bày.

Tiếp tục phần tranh luận, phía Grab liên tực đưa ra các câu hỏi thể hiện việc khách hàng lựa chọn doanh nghiệp này vì chất lượng dịch vụ.

Ngoài ra, bị đơn nhấn mạnh, Grab hoàn toàn không vi phạm Đề án thí điểm hoặc pháp luật về kinh doanh vận tải và cạnh tranh. Theo đó, bị đơn không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn.

Đồng thời, Grab cho rằng, Vinasun kiện Grab là do nguyên đơn không làm tốt những điều để có thể cạnh tranh.

"Khi kiện chúng tôi vi phạm Đề án 24 và vi phạm pháp luật địa phương, có bao giờ Vinasun nhìn lại chính bản thân mình cũng vi phạm đề án 24? Chúng tôi khuyên rằng, thay vì nhìn vào bên ngoài mà Vinasun tự nhìn lại mình để nhận ra những sai sót.

Theo đó, nên nhìn bên ngoài ở mặt tích cực để có thể đóng góp nhiều hơn trong cách mạng 4.0. Bất luận quyết định tòa là như thế nào nhưng chúng tôi kiên định với sức mạnh: Chúng tôi đầu tư ở đây là để tồn tại", CEO của Grab nói tại toà.

Liên quan đến các con số báo lỗ của 4 năm, đại diện Grab cho biết, các khoản chi phí của Grab được phân thành nhiều khoản khác nhau. Ngoài việc chi cho khuyến mại, Grab còn chi cho tài xế, đối tác để khuyến khích tinh thần làm việc của họ.

Bên cạnh đó, đại diện Grab trình bày rằng, Grab tuân thủ đầy đủ các điều luật của Đề án 24, Luật kinh doanh và có tham gia đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Về vấn đề này, phía Vinasun cho rằng, dựa vào việc báo lỗ 4 năm hơn 1.700 tỉ thì việc Grab cho biết có đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp là điều mà tòa cần xem xét lại.

Phiên toà quay lại phần xét hỏi…

lo hon 1700 ty dong grab van hoat dong vi co nha dau tu
Đại diện Grab tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa).

Sau khi nghe đại diện Grab và Vinasun trình bày quan điểm, ý kiến của mình, HĐXX xét thấy cần làm rõ một số vấn đề nên đã quyết định quay lại phần xét hỏi.

Liên quan đến số tiền 41,2 tỉ đồng thiệt hại mà Vinasun đề nghị Grab phải bồi thường, Vinasun cho biết, số tiền này được tính toán từ hành vi vi phạm của Grab khiến cho Vinasun bị sụt giảm lợi nhuận.

Cụ thể, phía nguyên đơn dựa vào kết quả kinh doanh thực tế của công ty mẹ và vào báo cáo kết quả kiểm toán để đưa ra con số thiệt hại này.

Không chỉ vậy, Vinasun nhấn mạnh, thiệt hại thực tế mà Grab đã gây ra cho Vinasun không chỉ dừng lại ở con số hơn 41,2 tỉ đồng mà còn nhiều hơn thế. Thế nhưng, để nhanh chóng ngăn thiệt hại nên Vinasun quyết định kiện số tiền nhỏ hơn thiệt hại.

Tiếp tục trình bày, đại diện Vinasun cho biết, trước khi Grab tham gia hoạt động tại Việt Nam, doanh thu hàng năm của Vinasun tăng trưởng liên tục. Đến năm 2014-2015, khi Grab bắt đầu hoạt động, lợi nhuận vẫn giữ nhưng khi đề án 24 được áp dụng, số lượng xe của Grab tăng vọt thì ảnh hưởng đến Vinasun.

Về phía Grab, họ cho biết đầu tư vào 8 nước, 1 số nước thu được lợi nhuận, 1 số nước tiếp tục đầu tư. Ở Việt Nam, từ 2014-2017 hoạt động của Grab chưa có lợi nhuận, còn năm 2018 chưa kết thúc nên không thể khẳng định là lời hay lỗ.

Bên cạnh đó, Grab giải đáp thắc mắc vì sao báo lỗ hơn 1.700 tỉ đồng nhưng vẫn có thể hoạt động. Theo đó, Grab cho biết, họ có nguồn tài chính từ các nhà đầu tư.

lo hon 1700 ty dong grab van hoat dong vi co nha dau tu Cuộc chiến Vinasun – Grab: Grab tiết lộ thuế năm 2018 sẽ tăng lên gấp 3 lần?

Tiết lộ tại toà, đại diện công ty Grab cho biết, trong năm 2018, Grab sẽ tăng số tiền thuế lên gấp 3 lần so ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.