Grab sẽ triển khai dịch vụ ngân hàng vào giữa năm 2021?

Khoản đầu tư chiến lược trị giá 706 triệu USD của Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Nhật Bản) sẽ giúp hãng gọi xe công nghệ Grab thực hiện tham vọng trở thành người chơi mới trong lĩnh vực fintech tại thị trường Đông Nam Á.

Cái bắt tay với MUFG diễn ra trong bối cảnh nhiều báo cáo cho thấy các cuộc đàm phán sáp nhập tiềm năng giữa Grab và đối thủ Gojek đang diễn ra. Nếu điều này thành sự thật, chúng ta sẽ sớm được nhìn thấy một tập đoàn công nghệ lớn nhất khu vực. 

Tuy nhiên, việc mở rộng sang lĩnh vực tài chính mới là tương lai của Grab, bởi nó sẽ là một công cụ tăng trưởng siêu lợi nhuận cho hãng gọi xe công nghệ này.

Grab sẽ tham gia ngân hàng vào năm 2021?

Grab sẽ triển khai dịch vụ ngân hàng vào giữa năm 2021? - Ảnh 1.

Hãng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi chiến lược mà họ gọi là chiến lược “siêu ứng dụng”. (Ảnh: Nikkei).

Hãng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á đang theo đuổi chiến lược mà họ gọi là chiến lược “siêu ứng dụng”. 

Theo đó, Grab sẽ vận hành nhiều dịch vụ kĩ thuật số, từ gọi xe đến giao đồ ăn, chỉ với một ứng dụng. Grab coi tài chính là một phần mở rộng tất yếu của chiến lược này, khi công ty có thể tận dụng nền tảng khách hàng hiện tại của mình. 

Ngoài ví điện tử GrabPay đã được triển khai năm 2016, Grab đang lên kế hoạch mở rộng sang các dịch vụ khác như bao hiểm, cho vay và quản lí tài sản ngay trên điện thoại thông minh. 

Do đó, quan hệ đối tác với MUFG cho phép “chúng tôi cùng nhau tạo ra các dịch vụ tài chính sáng tạo, như thanh toán và tài chính vi mỗ, để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng tiềm năng tại Đông Nam Á”, Reuben Lai - người đứng đầu bộ phận tài chính Grab, chia sẻ.

Công ty cũng đang tìm kiếm giấy phép ngân hàng ở Đông Nam Á, bắt đầu từ Singapore, để mở ra nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực tài chính. 

Zennon Kapron, giám đốc một công ty nghiên cứu tài chính có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Với giấy phép ngân hàng kĩ thuật số đang chờ được cấp tại Singapore, việc Grab đưa MUFG trở thành nhà đầu tư chiến lược sẽ rất có giá trị, khi Grab đang tìm cách vượt qua những khó khăn trong việc ra mắt ngân hàng số của riêng mình”.

“Mặc dù Grab có thể có chuyên môn kĩ thuật, ngân hàng là một ngành kinh doanh phức tạp. Hoạt động, kinh nghiệm hàng thập kỉ của MUFG có thể giúp ích cho họ”, ông nói thêm.

Khoản đầu từ 706 triệu USD là một trong ba khoản đầu tư lớn nhất mà Grab nhận được, sau 3 tỉ USD từ Tập đoàn SoftBank và 1 tỉ USD của Toyota Motor. 

Các khoản đầu tư này rất quan trọng để Grab mở rộng hoạt động kinh doanh tài chính, các công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo và máy học.

Grab cũng đã huy động thêm 150 triệu USD từ nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin Nhật Bản TIS. Công ty này sẽ giúp hãng gọi xe phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán kĩ thuật số ở Đông Nam Á. 

Tham vọng lấn sân sang lĩnh vực tài chính của Grab đã tăng tốc trong vài tháng qua. 

Ngay sau khi được cấp phép ngân hàng tại Singapre, Grab đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ bảo hiểm du lịch, dựa trên điện thoại thông minh tại thị trường này, bằng cách liên kết với một công ty bảo hiểm địa phương. 

Hãng gọi xe công nghệ này cũng đã mua lại Bento Investment, công ty tư vấn tài chính có trụ sở tại Singapore, để khởi động dịch vụ quản lí tài sản cá nhân.

Grab tuyên bố ứng dụng của họ đã được tải xuống hơn 160 triệu lần, và có 9 triệu đối tác kinh doanh, gồm tài xế và nhà hàng ở Đông Nam Á. 

Tại Singapore, không chỉ có Grab mà còn 21 ứng viên khác đang nộp đơn xin cấp phép 5 ngân hàng kĩ thuật số. Công ty xếp hạng tín dụng S & P Global cho biết trong một báo cáo ngày 10/2, rằng Grab và Sea - một nhà điều hành trang thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Singapore, đang dẫn đầu cuộc đua. 

Nếu thành công, Grab có thể bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng từ giữa năm 2021.

Năm ngoái, Google và Temasek Holding cũng đã công bố một báo cáo, dự đoán rằng thị trường cho vay trực tuyến sẽ tăng từ 3% năm 2019 lên 8% vào năm 2025, và đầu tư trực tuyến cũng tăng từ 3% lên 11% trong cùng giai đoạn.

Tag:
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.