Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2019

Trên địa bàn Hà Nội ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2019 là một bệnh nhi 4 tuổi (ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ), thông tin trên được đưa ra trong báo cáo của Sở Y tế TP. Hà Nội ngày 20/5.

Theo thông tin từ Sở Y tế, bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật… Hiện sức khoẻ đã tiến triển khả quan.

Trước diễn biến trên, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kêu gọi người dân chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. Đồng thời, chú ý các biện pháp phòng bệnh như: vệ sinh môi trường sạch sẽ nơi ở và quanh nơi ở để muỗi truyền bệnh không có nơi trú đậu; khi ngủ cần buông màn; không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt…

Theo bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25 - 35%).

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: PRIME.MD)

Cũng theo ông Điển, bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn tiến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1 ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê.

Vi rút gây viêm não Nhật Bản thường tấn công trẻ nhỏ (dưới 15 tuổi). Số mắc thường tăng cao vào các tháng 5 - 8 trong năm với các biểu hiện: sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh (li bì, co giật...).

Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cần tiêm 3 mũi cơ bản (mũi 1 lúc trẻ đủ 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 khoảng 1 năm). Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế, Hà Nội ghi nhận thêm 81 trường hợp mắc sởi, 19 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 14 trường hợp mắc tay chân miệng, 3 trường hợp mắc ho gà.

Số ca mắc sởi trong tuần vừa qua trên địa bàn TP có xu hướng chững lại và giảm so với các tuần trước đó, tuy nhiên số mắc còn ở mức cao và theo nhận định, dịch bệnh sẽ có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới trong bối cảnh gia tăng chung của cả nước.

Về bệnh sốt xuất huyết, đây là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc, hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố còn ở mức thấp.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.