Sau sốt hai ngày, hai trẻ hôn mê vì viêm não Nhật Bản | |
Cảnh giác viêm não Nhật Bản | |
Chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tránh những di chứng nặng nề |
Trao đổi với báo chí chiều 11/6, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên năm 2018. Hiện, bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng sức khỏe tiến triển rất tích cực.
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tuần trước, khoa Truyền nhiễm tiếp nhận 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. Hai ca này đều không tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine theo quy định.
Bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản nặng, phải thở máy đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Hiện, khoa đang điều trị nội trú cho hơn 20 ca viêm não, ngoài ra còn nhiều ca bệnh kèm viêm màng não. Các bệnh nhân nằm điều trị chủ yếu ở khoa Hồi sức, Truyền nhiễm. Trong số này có một số trẻ mắc bệnh nặng, phải thở máy.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%). Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp…
Điều đáng nói là bệnh viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1 - 2 ngày là trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn là bệnh để lại những di chứng thần kinh về sau.
Theo các chuyên gia y tế, hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đã có trong chương trình tiêm chủng quốc gia do đó cha mẹ nên lưu ý thực hiện các mũi tiêm này từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau:
Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi.
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2.
Ba mũi tiêm này có khả năng bảo vệ trẻ từ 5 - 7 năm, sau đó nồng độ kháng thể trong máu giảm dần, nguy cơ mắc bệnh lại tăng lên. Do đó, sau khi tiêm mũi 3, cha mẹ cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3 - 4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Khi ngủ cần buông màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Anti vaccine: Trào lưu nguy hiểm!
Lập Facebook kêu gọi anti vaccine, comment xúi giục, nghi ngờ vaccine… đang rộ trên mạng xã hội. Trong khi đó, nhiều đứa trẻ bị ... |
Những hậu quả đáng tiếc khi mẹ không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con
Vào thời điểm những tháng mưa nhiều thường xuất hiện dịch viêm não Nhật Bản, căn bệnh do virus gây ra thường xuất hiện ở ... |
Bé gái 14 tháng tử vong sau một ngày tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Ngày 22/3, PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã nắm được thông tin trường ... |
Đắk Lắk: 2 bé gái bị viêm não Nhật Bản do không tiêm phòng
Trung tâm Y tế Dự phòng Đắk Lắk ngày 31/8 đã ghi nhận 2 trường hợp bé gái mắc bệnh viêm não Nhật Bản B. |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019