Mẹ tự làm hơn 20 loại sữa hạt vừa thơm ngon vừa bổ rẻ cho con Khi bé vừa tròn 1 tuổi, chị Nguyễn Oanh đã bắt đầu tìm tòi loại sữa nào tốt cho con nhưng phải vừa ví tiền ... |
Hướng dẫn thật nhanh 10 loại nước thảo mộc thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ngày hè Sữa thảo mộc, nước ép rau củ quả đều cung cấp hàm lượng vitamins và protein khá cao. Vì vậy, nếu mẹ biết cách kết ... |
Với chị Thanh Vân (TP.HCM), sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn quan trọng nhất đối với các bé trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, bé sẽ dần thử các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, lúc này sữa mẹ vẫn là chính và không nên thay thế nguồn thức ăn bổ dưỡng tự nhiên này của bé.
Chị Thanh Vân thường xuyên làm sữa hạt cho con gái nhỏ của mình. |
Trong giai đoạn ăn dặm, ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng, cho con bú sữa mẹ, chị Thanh Vân còn làm nhiều món sữa hạt giúp con có thêm lựa chọn. Cùng trò chuyện với người mẹ xinh đẹp, đảm đang này để có thêm kiến thức và kinh nghiệm sẵn sàng làm sữa hạt cho con:
- Chào chị, chị có thể chia sẻ một chút hiểu biết của mình về sữa hạt?
- Sữa hạt hay chính xác hơn còn gọi là sữa thực vật, văn hoa hơn sẽ gọi là sữa thảo mộc, chi tiết hơn sẽ gọi sữa đậu, sữa hạt... Ý chỉ các loại sữa được làm từ thực vật bao gồm: đậu, hạt, các loại mễ cốc, khoai, bí... Thay vì chúng ta ăn, thì giờ đây mình làm thành dạng nước để dễ uống hơn, uống được nhiều hơn.
Như vậy sữa thảo mộc được làm từ rất nhiều và đa dạng các nguyên liệu khác nhau, không chỉ riêng hạt mà còn là đậu, ngũ cốc như yến mạch, gạo, lúa mạch..., các loại hạt như chia, lanh, bí, gai dầu, mè..., các loại khoai, củ quả như bí đỏ, khoai môn, khoai lang,....
- Theo chị khi nào thì mẹ nên làm sữa hạt cho bé?
- Theo mình thì khi nào bé ăn được thì bé sẽ uống được. Với các loại ngũ cốc, hạt, đậu, củ quả bé đã ăn được, tức là ăn mà cơ thể bình thường không sinh phản ứng xấu như dị ứng, phản ứng khác thường thì bé hoàn toàn có thể uống được sữa làm từ các loại đó. Để thử phản ứng, mẹ có thể cho bé ăn trước một ít và nhiều dần lên với nguyên liệu đó.
Cô bé rất thích uống sữa hạt mẹ làm. |
- Theo chị, sữa hạt có giống nước ép hạt không?
- Thật ra không đúng lắm, nước ép chỉ là khi chúng ta xay lên là lược bỏ hoàn toàn phần xác đi thì khi này sữa hạt = nước ép hạt và mang ít dinh dưỡng. Tuy nhiên khi làm rất ít khi chúng ta cần lược bỏ xác. Và nếu có lược, phần xác sẽ được tận dụng lại để làm bánh, nấu cháo, làm sốt đút bé ăn. Như vậy bé vẫn ăn trọn vẹn dinh dưỡng.
- Chị có thể chia sẻ cụ thể cách làm sữa hạt như thế nào?
- Cách làm chung đó là: Ngâm - Xay - (Nấu) - (Lược) - Uống
+ Nấu: loại từ đậu, mễ cốc như lúa mạch, quinoa, kê đa phần cần nấu lên. Loại từ hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, yến mạch, hạt bí,..... không cần nấu. Tuy nhiên với các loại nguyên liệu không thật sự an tâm, các bé nhỏ mới tập làm quen - mẹ nên nấu thanh trùng qua khoảng 70-80 độ rồi cho bé uống.
+ Lược: không cần lắm, khi mới bắt đầu bé chưa quen với dạng sữa "lợn cợn" nên các mẹ có thể lược bỏ hoàn toàn hoặc một phần xác, sau đó giảm dần việc lược. Dinh dưỡng chính của món uống vẫn nằm ở phần cái nên các mẹ cố gắng đừng lược bỏ nhiều.
+ Ngâm - Bước này rất quan trọng. Ngâm là quá trình đưa hạt và mễ cốc vào giai đoạn nảy mầm theo đúng thời gian của từng loại Vỏ ngoài hạt chứa các loại chất gây ức chế enzyme, phytates, polyphenol,... Các hợp chất này sẽ làm tắc nghẽn, biến tính hoạt động của enzyme trong dạ dày. Ngoài ra axit phytic không được xử lý có thể kết hợp cùng các khoáng chất như canxi, kẽm, đồng ngăn chặn sự hấp thụ của đường ruột.
Lợi ích của ngâm hạt và mễ cốc
• Loại bỏ, làm giảm thiểu axit phytic và tannin
• Trung hoà các chất gây ức chế enzyme
• Ngăn chặn sự thiếu hụt khoáng chất
• Phá bỏ gluten giúp tiêu hoá dễ dàng hơn
• Hỗ trợ sản xuất enzyme có lợi
• Tăng lượng vitamin
• Giúp các protein trở nên dễ hấp thụ hơn nữa Việc sử dụng các loại đậu hạt và ngũ cốc đã nảy mầm rất quan trọng và thiết yếu.
Vì vậy trước khi sử dụng mình khuyên các mẹ nên ngâm nảy mầm hoặc sử dụng các loại "đã được xử lý nảy mầm sẵn" nếu không có thời gian. Ngâm bằng nước muối, nước thường, nước và chanh hoặc giấm đều được. Thay nước thường xuyên mỗi 1-2h/ lần nếu có thể. Ngâm ngập nước gấp 4-5 lần chỗ hạt ngâm.
Chị Thanh Vân tạo nhiều món sữa hạt thơm ngon bằng cách kết hợp khéo léo các loại hạt khác nhau. |
- Uống sữa hạt có khó tiêu không?
- Thực vật mang theo cấu trúc protein đơn giản hơn protein động vật nên không khó để phân giải và hấp thụ hơn khi vào bụng. Nếu đã loại bỏ được các tác nhân gây cản trở hấp thụ bằng cách ngâm thì vấn đề này đã hoàn toàn được giải quyết.
- Theo chị, cần lưu ý gì khi chế biến để giữ được tối đa chất dinh dưỡng trong sữa hạt?
- Các loại đậu và hạt rất giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt cùng nhiều khoáng chất khác. Ngoài ra chúng còn có khả năng chống oxy hoá, ngừa ung thư và nhiều loại bệnh khác mà sữa bò hay thịt không có. Vì vậy việc ăn hay uống đều có lợi cho cơ thể. Việc giữ chất dinh dưỡng của sữa tuỳ thuộc vào cách chúng ta làm. Nếu quá trình làm trải qua nhiều công đoạn chế biến thì dinh dưỡng sẽ càng bị hao hụt đi. Chính vì vậy việc rang hạt, đun chín nhiều lần sữa không có lợi về mặt dinh dưỡng. Việc kết hợp các loại đậu hạt mễ cốc đa dạng và linh hoạt sẽ cho ra thành phẩm đa dạng và đủ dinh dưỡng hơn việc làm sữa với một loại.
- Kinh nghiệm chọn sữa hạt của chị là gì?
- Ưu tiên của mình là các loại không biến đổi gen đến hữu cơ, không phun xịt thuốc từ thuốc sâu, diệt cỏ đến chất bảo quản, đặc biệt và chất chống mốc và mối mọt. Vì làm trực tiếp từ hạt cho bé thì không khác gì nấu nguyên nồi thuốc
• Với các loại củ quả mình tránh chọn loại xuất xứ không rõ ràng, công tác nuôi trồng không đảm bảo.
• Không chọn các loại đã qua chế biến như rang, sấy, tẩm ướp,.... vì các loại này đã bị hao hụt dinh dưỡng.
• Không chọn các loại hạt và đạu, củ quả ngâm đóng hộp vì bản chất rau củ quả sinh nitrat không tốt cho sức khoẻ.
• Để tiết kiệm thời gian và dễ làm vì các loại hạt không đồng nhất về thời gian ngâm nảy mầm nên mình chọn những loại đã được xử lý nảy mầm sẵn, những loại chuyên làm sữa sẽ có mùi vị ngon hơn.
- Khi chế biến sữa hạt cho con, chị có thường bỏ đường không?
- Trong 100ml sữa bò tươi chứa 10g đường, sữa mẹ là 7g, sữa công thức dao động từ 8-10g tuỳ hãng. Nhưng 100g hạt, đậu các loại thường chỉ chứa 3-5g đường. Với 100g hạt, đậu này chúng ta sẽ làm được khoảng 400-700ml sữa tuỳ ý. Chính vì vậy 100ml sữa thảo mộc chỉ chứa ~1g đường. Nên việc sữa nhạt quá khiến bé từ chối và mẹ có thêm vào một ít đường cũng không phải là vấn đề to tát.
Đường có rất nhiều loại, rất nhiều dạng và tuy không phải vấn đề to tát nhưng nếu mẹ thêm quá nhiều hoặc sử dụng các loại đường không tốt thì cũng không nên. Tránh sử dụng đường mía, đường bắp, đường tinh luyện, đường hoá học, đường mang chỉ số GI cao cho bé. Chúng ta thậm chí còn có thể xay sữa hạt cùng một số loại quả để tạo vị ngọt và hương vị tự nhiên như: kỷ tử, chà là, táo tàu,...
- Ngoài ra, khi làm sữa hạt cho con mẹ cần lưu ý thêm những điều gì?
- Chúng ta nên thay đổi nhiều loại sữa thảo mộc khác nhau trong tuần, không nên dùng một loại nguyên liệu liên tục vì sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng. Trong một số loại thực vật còn mang một số chất và dược tính khác không thể dùng nhiều và thường xuyên như hạt sen, quả hạnh nhân đắng,...
Cố gắng cân bằng tỉ trọng omega 3 & 6 hợp lý vì việc dung nạp quá nhiều omega 6 sẽ làm cơ thể thiếu hoặc không hấp thụ được omega3. Một số loại hạt giàu omega 3 như: chia, hạt lanh, hạt gai dầu, óc chó, hạt hồ đào,... nên được phối hợp với các loại nguyên liệu khác để cân bằng lại tỉ trọng omega 3 & 6. Ngoài ra chúng ta vẫn có thể làm sữa chua từ sữa thực vật rất ngon miệng và giàu lợi khuẩn.
- Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ những kiến thức hữu ích.
Tham khảo một số cách mix các loại hạt của chị Thanh Vân để tạo nên nhiều món sữa hạt ngon cho con:
Mẹ tự làm hơn 20 loại sữa hạt vừa thơm ngon vừa bổ rẻ cho con Khi bé vừa tròn 1 tuổi, chị Nguyễn Oanh đã bắt đầu tìm tòi loại sữa nào tốt cho con nhưng phải vừa ví tiền ... |
Gặp bà mẹ mê làm sữa hạt cho con Ngoài công việc chính là một nhân viên ngân hàng, bà mẹ trẻ Thu Hằng còn dành thời gian làm sữa hạt cho con, giúp ... |