Học sinh LGBT cần được yêu thương khi còn trên ghế nhà trường

"Nếu giáo viên nào không chịu giúp đỡ học sinh LGBT thì chính là làm trái với lương tâm nghề giáo".
hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong Rực rỡ màu cờ cầu vồng LGBT trên khắp thế giới
hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong Người LGBT Việt nghĩ gì về phim 'Lô tô'?

Sự kì thị trong lớp học đối với LGBT đã trở thành một đề tài nhận được sự quan tâm rất nhiều của cộng đồng và xã hội. Bởi sự thiếu kiến thức về một chủ đề được cho là nhạy cảm, định kiến cố hữu đã ăn mòn trong tâm thức của nhiều người.

Có lẽ câu chuyện về những bạn học sinh LGBT bị kì thị ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã chẳng còn mới lạ. Thực tế, đã có hàng vạn, hàng trăm nghìn học sinh đã và đang trải qua những tháng ngày không có tuổi thơ, không có tuổi học trò. Đối với họ, ánh mắt dè bỉu từ bạn bè sự trêu chọc thái quá và hơn hết là sự tẩy chay đã trở thành nỗi ám ảnh mà đến thời điểm hiện tại, vết xám về quá khứ khó phai nhòa.

hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong
Những học sinh LGBT đang phải chịu vô vàn những định kiến trong nhà trường.

Trả lời phỏng vấn báo chí, có đến 98% những người chuyển giới nhận ra mình khác biệt ngay từ nhỏ đều phải trải qua năm tháng đi học “không có bạn”. Vì trong mắt người khác, họ thuộc nhóm “nam không ra nam, nữ không ra nữ”, “kì dị và khác người”. Đã thế chính sự thiếu hụt về kiến thức, sự thiếu quan tâm chia sẻ của bố mẹ, thầy cô cùng sự hoang mang về “bản thân mình là ai” đã khiến không ít các em học sinh đã phải rơi vào trạng thái trầm cảm, tự kỷ ám thị về mình. Hậu quả lớn hơn hết đó chính là mất đi sự tự hòa nhập vào xã hội. Và không ít bạn trẻ phải sử dụng đến những viên thuốc an thần, cầm tờ điều trị của bác sĩ vì căn bệnh trầm cảm, rối loạn tinh thần của mình.

“Em ngày đi học cấp 3 chẳng có bạn bè. Ai cũng nhìn em và trêu chọc là bê đê.” “Các bạn kì thị em nhiều lắm. Em như bị bỏ rơi vào hố sâu tuyệt vọng.” “Em đi vệ sinh còn bị các bạn tụt quần ra để kiểm tra là nam hay nữ”… Những câu nói của các bạn trẻ về quãng thời gian đi học nghe sao thật xót xa. Rõ ràng rằng, những cô bé, cậu bé đang còn ở độ tuổi ăn học để xây dựng tương lai lại bị tổn thương ngay trong chính môi trường giáo dục, môi trường “nuôi dưỡng mầm non tương lai” của đất nước.

hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong
Những học sinh là LGBT đang hết sức cần sự quan tâm, chia sẻ của người làm thầy, làm cô.
hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong Lối thoát nào cho đồng tính nữ bị ép đi lấy chồng?
hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong Đồng tính nữ đang bị tước mất quyền được yêu

Đôi lúc, sự e dè, sự ngại ngùng của chính những người cầm phấn đã vô tình xây thêm bức tường ngăn cản hòa nhập cộng đồng của LGBT. Có lẽ thật khó để trách được họ bởi ngay trọng một xã hội rộng lớn, định kiến về LGBT vẫn còn ăn mòn vào tâm thức của không ít người. Thậm chí, ngay cả những bậc phụ huynh đã học rộng hiểu cao nhưng chỉ vì sự kì vọng quá lớn về con, danh dự của gia đình mà họ không dám chấp nhận sự thật. Thế nên những người làm thầy, làm cô vẫn còn rất nhiều rào cản để đến gần học sinh hơn.

Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không ít người ươm mầm đất nước chỉ vì sự thiếu hiểu biết đã có những cách hành xử “kì thị” với chính học sinh của mình. Trên một trang fanpage về bảo vệ quyền và lợi ích của học sinh đã chia sẻ tâm thư của người học sinh. Vì một bức thư tình gửi cho người bạn trai đồng giới, bị thầy vô tình phát hiện. Chính người thầy ấy đã lăng mạ, khiển trách học sinh cho rằng, đó là hành động bỉ ổi, là tư tưởng có vấn đề. Khi người bạn khác đứng lên ủng hộ, giúp đỡ cậu bạn bị thầy mắng thì dường như tất cả búa rìu dư luận lại đổ lỗi hết cho hai người bạn trẻ. Họ cô độc trong thế giới được coi là đi đầu trong giáo dục, được coi là cần sự giáo dục định hướng đúng đắn. Quyết định xử phạt về những người học trò nặng nề hơn so với người thầy đã cố tình làm tổn thương các em học sinh.

"Nếu giáo viên nào không chịu giúp đỡ học sinh LGBT thì chính là làm trái với lương tâm nghề giáo", đó là lời chia sẻ sâu sắc của thầy Võ Đức Chỉnh, hiệu trưởng trường Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ) tại hội thảo "Nuôi mầm khoan dung - Vì một môi trường học đường an toàn và khoan dung" do trung tâm ICS - đơn vị bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam - phối hợp tổ chức cùng UNESCO và Bộ GD&ĐT vào ngày 28/8/2016.

Câu nói ấy có lẽ nên trở thành kim chỉ nam trong môi trường giáo dục đối những người cầm phấn. Bởi sự định hướng, quan tâm của giáo viên trong thời điểm hiện tại là "liều thuốc" vô cùng quan trọng để giúp đỡ những học sinh LGBT.

hoc sinh lgbt can duoc yeu thuong khi con tren ghe nha truong
Cô Quyên, hiệu trưởng trường THPT Gang Thép Thái Nguyên, đã quyết đi đầu trong việc tổ chức chương trình "Ngày hội bình đẳng giới" nhằm nâng cao, giáo dục nhận thức cho thầy cô, học sinh về LGBT. (Cô Quyên chụp ảnh cùng khách mời).

Một sự thật chẳng thể chối bỏ khi tất cả sự việc đáng tiếc xảy ra chỉ xuất phát từ hai 4 chữ “thiếu thông tin LGBT”. Có lẽ, sự cấp thiết của việc đưa hình ảnh LGBT, về nạn bạo lực học đường vào trong nội dung giảng dạy đã đặt lên tình trạng “báo động đỏ”.

Bởi nếu không, sẽ còn biết bao nhiêu câu chuyện đáng thương tâm khác sẽ xảy ra. Sẽ có bao nhiêu nước mắt rơi, bao những mảnh đời đang bị “biến dạng” chỉ bởi định kiến, sự lầm tưởng ngớ ngẩn.

Đến bao giờ kiến thức LGBT mới được đưa vào nội dung giảng dạy? Câu hỏi đó vẫn còn tiếp tục được bỏ ngỏ. Có thể 1 năm, 2 năm … hay 10 năm nữa… Tất cả đều chờ đợi vào chính những người thầy người cô, những người đã và đang hoạt động trong phong trào LGBT và xa hơn là những người đứng đầu trong ngành giáo dục, những người làm luật…

Tất cả đều hy vọng đến một tương lai, những mầm non tương lai của đất nước được yêu thương, quan tâm như vốn lẽ của nó.

Ngày 9/4 vừa qua, Trường THPT Gang Thép đã kết hợp với nhóm Nextgen (nhóm lãnh đạo trẻ về phong trào quyền LGBT) và Công ty tổ chức sự kiện DSC đã tổ chức ngày hội '' Bình đẳng giới''.

Chương trình đã diễn ra các tiết mục văn nghệ với vở kịch, biểu diễn thời trang và tọa đàm chia sẻ về LGBT.

Mở đầu chương trình là vở kịch "Những đứa con của chúng ta'' với nội dung kể về 2 cậu học sinh là gay bị bạn bè, thầy cô truyền những thông tin cá nhân riêng tư của 2 bạn lan rộng. Khi về nhà, cậu học sinh lại bị sự gia trưởng của người bố khi đánh đập cậu, nói cậu là biến thái, bệnh hoạn, bất hiếu và quát mẹ cậu học sinh là '' Phụ nữ mà không biết dạy con''. Bởi thiếu thông tin, người mẹ đã nghe lời người chồng cho con uống thuốc an thần chỉ để chữa khỏi ''”đồng tính''. Vở kịch kết mở với bi kịch khi cậu học sinh bị bố đuổi khỏi nhà, mẹ cầm dao và nói'' Mày giết tao đi''. Khi bi kịch gia đình bị đẩy lên đỉnh điểm thì bhát bài Bức thư gửi thiên đường với câu "Mẹ ơi con muốn về nhà'' được cất lên. Đã không ít thầy cô, khách mời, học sinh rơi nước mắt vì sự chân thật của vở kịch.

Nội dung vở kịch cũng chính là chủ đề thảo luận trong tọa đàm với sự tham gia của các bên: Giáo viên trường THPT Gang Thép, Hội phụ huynh của trường, phụ huynh Pflag và đại diện Nextgen.

Phạm Hương Giang, thành viên nhóm Nextgen, chia sẻ: “Khi kết thúc chương trình, cô hiệu trưởng đã gọi cả nhóm vào chia sẻ. Cô đã nói: “Khi tiếp nhận dự án của nhóm cô rất phân vân có nên làm về chủ đề này hay không, vì trường cô cũng là trường đi đầu. Nếu tổ chức, trường sẽ bị áp lực từ nhiều phía. Nhưng cô vẫn quyết định làm vì cô nghĩ các em học sinh thật sự cần. Và cô làm vì chính các em học sinh của cô…"

Cô Tuyến, giáo viên bộ môn công dân, cũng tâm sự rằng: "Cô đã có những cái hiểu hơn sau khi tham gia chương trình. Cô cũng sẽ có cách cư xử hợp lý hơn với các bạn học sinh LGBT thế hệ sau."

Nghe lời chia sẻ của cô chúng mình cảm thấy rất hạnh phúc và mong chờ sẽ có nhiều, nhiều ngôi trường mở rộng cách nhìn nhận hơn nữa về LGBT.”

Ảnh: Đông Đô

chọn
Chủ tịch tỉnh được quyết chủ trương đầu tư dự án dưới 4.600 tỷ đồng
Từ 1/1/2025, Chủ tịch UBND tỉnh được quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C do địa phương quản lý có quy mô dưới 4.600 tỷ đồng.