Khách từ Đông Nam Á dự kiến sẽ đến Việt Nam sớm

Dự báo khoảng năm năm nữa khách quốc tế đến Việt Nam mới hoàn toàn khôi phục như những năm 2018, 2019.

Nghị quyết Chính phủ đã yêu cầu Bộ VH-TT&DL chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng bộ chỉ tiêu du lịch an toàn; tổ chức triển khai chương trình du lịch an toàn.

Tăng cường truyền thông, quảng bá về các địa điểm du lịch an toàn, kích cầu du lịch nội địa, nhất là trong dịp hè. Chủ động chuẩn bị các phương án, giải pháp phù hợp để tái khởi động thị trường khách du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.

Dự báo về tiến trình khôi phục du lịch sau dịch Covid-19, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Vietravel, cho biết đối với khách quốc tế đến Việt Nam (inbound), thị trường Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… là thị trường chủ lực chiếm khoảng 60%-70% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Căn cứ vào tình hình kiểm soát dịch bệnh cũng như tốc độ khôi phục kinh tế cùng một số yếu tố khác, lượng khách của từng quốc gia có sự biến động khác nhau. Theo đó, với tình hình của Trung Quốc hiện nay, khả năng phục hồi đối với lượng khách Trung Quốc vào dịp đông-xuân tức từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là rất thấp, dưới mức trung bình so với cùng kỳ.

Riêng khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan dự báo sẽ khôi phục vào cuối năm. Thị trường Đông Nam Á dự kiến sẽ phục hồi sớm hơn với tỉ lệ 50% nếu dịch vụ hàng không mở cửa, dịch bệnh trong khu vực được kiểm soát tốt.

Khách từ Đông Nam Á dự kiến sẽ đến Việt Nam sớm - Ảnh 1.

Singapore điểm đến du lịch trong khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Vietravel)

Đối với thị trường châu Âu, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 có khả năng tháng 2, tháng 3 năm sau khách từ thị trường này mới có trở lại. Tuy nhiên, nếu lạc quan lắm, ước đạt 30% so với cùng kỳ.

Thị trường châu Mỹ, khách chủ yếu tập trung vào đối tượng Việt kiều về nước dịp tết và lượng khách đến Việt Nam vì công vụ.

Nhìn chung, từ dịp thu-đông trở đi lượng khách quốc tế dần phục hồi nhưng với tỉ lệ thấp. Dự báo khoảng năm năm nữa du lịch inbound mới hoàn toàn khôi phục như những năm 2018, 2019.

Trong khi đó, ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu và tư vấn giải pháp du lịch Outbox Consulting, cho biết theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới.

Theo đó, các kịch bản có thể xảy ra là phục hồi dần nhưng chậm từ tháng 6 đến cuối năm. Hoặc thậm chí chỉ có thể phục hồi từ cuối năm nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đến quý III.

Khách từ Đông Nam Á dự kiến sẽ đến Việt Nam sớm - Ảnh 2.

Du khách Việt tham quan Nhật Bản trước khi dịch Covid-19 xảy ra. (Ảnh: TST tourist)

Mặt khác, các dự báo quốc tế cũng cho thấy để thị trường du lịch toàn thế giới phục hồi hoàn toàn cần tối thiểu một năm. Tức là để ngành du lịch đạt trạng thái ổn định tăng trưởng phục hồi trở lại sẽ cần chừng đó thời gian.

Theo ông Phước, ngoài giải pháp chọn thị trường du lịch nội địa là hàng đầu thì ưu tiên thứ hai là chọn thị trường Đông Nam Á để bắt đầu phục hồi thị trường khách quốc tế.

Căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia Đông Nam Á có thể thấy các quốc gia trong khu vực hoàn toàn có thể kiểm soát dịch bệnh tốt trong mùa hè. Và hoạt động giao thương, du lịch có thể phục hồi từ quý III khi các đường bay quốc tế được nối lại một phần.

Kết hợp với các dự báo về xu hướng thay đổi hành vi của du khách giai đoạn sau dịch như ưu tiên các điểm đến gần và giá rẻ. Đông Nam Á có thể là thị trường tiềm năng để xem xét ưu tiên thu hút cho những tháng cuối năm 2020.

Do đó, đối với phân khúc khách quốc tế thị trường truyền thống, thị trường ASEAN, trước mắt ngành du lịch xây dựng các gói kích cầu. Nhà nước có thể tạo cơ chế ưu đãi về chi phí cho các hãng hàng không nhanh chóng nối lại. Hoặc mở mới các đường bay đến các thị trường truyền thống trước đây hay các thành phố trong khu vực Đông Nam Á; đặc biệt như Thái Lan, Singapore, Malaysia.

Bên cạnh các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các thị trường quốc tế như miễn giảm phí visa, giảm giá, tặng đêm phòng thì dịch vụ kèm theo cũng nên được nghiên cứu áp dụng để kích thích nhu cầu của thị trường này.

Năm 2018, Việt Nam đón 15, 4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017.

Năm 2019 Việt Nam đã đón hơn 18 triệu du khách quốc tế, tăng hơn 17% so với năm 2018.

Quý I-2020 Việt Nam đón 3,68 triệu lượt khách quốc tế.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.