Khi con bước vào tuổi teen: 'Con cần bố mẹ hiểu rằng….'

Ở lứa tuổi teen, bọn trẻ trở nên khó hiểu hơn, ít nghe lời hơn và tính cách bắt đầu thay đổi “đáng sợ”. Chúng cũng thích các hành vi có tính rủi ro và mạo hiểm.
khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang Cha mẹ thiếu quan tâm con dễ mắc bệnh tâm thần
khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang Mẹ dạy con gái: 'Có thai đừng đổ tại ai!'

Nếu bạn thấy lo lắng khi con mình bước vào tuổi teen và lo rằng không biết làm thế nào để hiểu được con thì những nghiên cứu mới nhất đã đưa ra lời giải thích cho những hành vi bí ẩn của lũ trẻ khi bước vào thời kì khó khăn này. Các ảnh chụp của não đưa ra thêm nhiều các dữ liệu mới để giải thích rõ hơn những hành vi và cảm xúc của lứa tuổi dậy thì. Hàng chục nghiên cứu này đã theo dõi sự phát triển của tuổi thanh thiếu niên trong cả một giai đoạn thời gian, hơn là so sánh một nhóm thanh thiếu niên tại một thời điểm duy nhất.

Các nghiên cứu theo chiều dọc này đang thay đổi quan điểm của các nhà khoa học về vai trò của cha mẹ trong việc giúp đỡ con ở quãng thời gian biến động mạnh mẽ này. Nghiên cứu này xác định 4 giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng trí tuệ, xã hội, cảm xúc mà hầu hết các thanh thiếu niên sẽ trải qua ở các độ tuổi nhất định. Và dưới đây là những gì bố mẹ cần biết để luôn ở bên cạnh con và tăng cường sợi dây kết nối tình cảm trong giai đoạn này.

Độ tuổi từ 11 đến 12: Kỹ năng suy luận logic bị giảm sút

Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, một số kỹ năng cơ bản của thanh thiếu niên có thể bị giảm đi. Đây là giai đoạn mà những hình dung về không gian và một số kỹ năng suy luận logic bị thụt lùi trong khi các bộ phận của não chịu trách nhiệm về bộ nhớ tương lai, hoặc ghi nhớ những gì sẽ phải làm trong tương lai, vẫn tiếp tục phát triển. Đây có thể là lý do tại sao con bạn có vẻ hoàn toàn ngơ ngác khi được hỏi về một việc cụ thể mà bạn đã nhắc họ làm từ sáng.

Huấn luyện con cái ở độ tuổi 11 đến 12 các kỹ năng tổ chức có thể giúp cải thiện tình trạng này. Các bậc cha mẹ nên giúp con xây dựng những kỹ năng có ích cho trí nhớ như sử dụng giấy ghi nhớ, thiết lập tính năng nhắc nhở trên điện thoại di động hoặc các ứng dụng quản lý công việc khác.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể giúp thúc đẩy việc ra quyết định bằng cách dạy con đánh giá tình huống dựa trên phân tích các ưu, nhược điểm và xem xét các quan điểm khác. Theo một nghiên cứu năm 2014 thực hiện trên 76 người tham gia, những đứa trẻ 10 đến 11 tuổi biết cách đưa ra các quyết định đúng sẽ có xu hướng tỏ ra ít lo lắng và buồn bã hơn, ít tham gia vào các vụ đánh nhau và ít gặp rắc rối với bạn bè hơn trẻ ở lứa tuổi 12 và 13.

khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang
Khi mới bắt đầu bước vào tuổi teen , hay còn gọi là tuổi dậy thì, kỹ năng trình bày lại một vấn đề và kỹ năng ra quyết định vẫn chưa phát triển đầy đủ. Bố mẹ cần giúp con học cách xem xét các quan điểm nhiều chiều (Ảnh: Englishspectrum).

Bằng sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực, cha mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não trẻ ở giai đoạn này. Một nghiên cứu thực hiện năm 2014 của trường đại học Melbourne, Úc, tiến hành trên 188 trẻ em, đã so sánh ảnh hưởng của những bà mẹ tình cảm, dịu dàng và chấp nhận sự khác biệt với những bà mẹ hay giận dữ và quát tháo. Nghiên cứu cho thấy, khi ở tuổi 12 nếu thanh thiếu niên có một bà mẹ tình cảm thì đến tuổi 16, não của họ có sự thay đổi rõ ràng, liên quan đến một tỷ lệ thấp hơn của buồn rầu, lo âu, và những trẻ này cũng tự chủ hơn những thanh thiếu niên có một bà mẹ hay cáu kỉnh.

Độ tuổi teen từ 13 đến 14: Nỗi “kinh hoàng” của các bậc cha mẹ

Các bậc cha mẹ nên làm quen với giai đoạn cảm xúc “hoang dại” của con ở độ tuổi này. Thanh thiếu niên 13, 14 tuổi trở nên nhạy cảm với quan điểm của người lớn và thường phản ứng lại khá gay gắt. Chính vì vậy, việc con cãi lại bất kỳ câu nói nào của bố mẹ là chuyện thường xuyên xảy ra trong gia đình. Những kỹ năng xã hội họ cần, để hiểu điều bố mẹ thật sự đang nói, chưa thể trưởng thành trong nhiều năm nữa, khiến độ tuổi này trở nên khó hiểu và có thể là nỗi “kinh hoàng” của các bậc làm cha mẹ.

Vào khoảng thời gian này, những phản ứng của tuổi teen đối với tình trạng căng thẳng có thể gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình, kết thúc bằng những tiếng đập mạnh cửa phòng và rất nhiều nước mắt. Tác động của căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào giai đoạn này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lứa tuổi từ 11 đến 15 trở nên buồn bã và lo lắng khi liên quan đến các áp lực xã hội như bị cô lập khỏi một nhóm bạn bè, điều có ít tác động hơn đối với người đã trưởng thành.

Theo một nghiên cứu của tạp chí Khoa học Phát triển, phần bộ não dễ bị căng thẳng nhất vẫn đang trưởng thành, vì vậy các chiến lược đối phó mà lũ trẻ tuổi teen sử dụng ở giai đoạn này có thể ăn sâu vào não chúng để trở thành các hành vi theo chúng suốt đời. Các nhà tâm lý học khuyên rằng cha mẹ nên hướng dẫn và làm hình mẫu cho trẻ các kỹ năng làm dịu tâm lý bản thân như thiền, tập thể dục hay nghe nhạc. Bố mẹ cũng nên dạy cho con các kỹ năng về tình bạn, bao gồm cả cách đọc biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể. Khuyến khích con lựa chọn bạn bè dựa trên sở thích chung chứ không phải những người nổi tiếng và biết cách tránh những bạn không tốt. Trẻ cũng cần được dạy cách hàn gắn tình bạn sau một trận cãi cọ bằng nói lời xin lỗi, thay đổi hay thỏa hiệp.

khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang
Trẻ dễ bị căng thẳng nhất ở lứa tuổi teen từ 13 đến 14. Đây thường là thời kỳ khủng hoảng trong quan hệ giữa bố mẹ và con cái (Ảnh: NYtimes).

Sự hỗ trợ của gia đình lúc này có ý nghĩa rất quan trọng. Trong một nghiên cứu năm 2016 tiến hành trên 362 thiếu niên người Israeli của tạp chí Tâm lý Gia đình, những thanh thiếu niên được gia đình quan tâm, hỗ trợ tinh thần, giúp giải quyết các vấn đề xã hội thường ít bị căng thẳng và chán nản hơn.

Độ tuổi teen từ 15 đến 16: Khát khao tìm kiếm cảm giác mạo hiểm

Theo một nghiên cứu năm 2015 với sự tham gia của hơn 200 người trong các độ tuổi từ 8 đến 27 của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Leiden ở Hà Lan, thanh thiếu niên từ 15 đến 16 tuổi có sự khát khao mạo hiểm rất cao. Đó là do các thụ thể khen thưởng ở não phát triển mạnh mẽ thời kỳ này, làm tăng phản ứng của thanh thiếu niên với dopamine – là chất truyền dẫn thần kinh liên quan đến cảm giác hài lòng và thỏa mãn. Điều này khiến việc tìm kiếm cảm giác mạo hiểm trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Những nỗi sợ hãi thông thường tạm thời ức chế trong thời trẻ thơ được cho là khởi nguồn cho sự bùng nổ và mong muốn rời nhà để khám phá môi trường sống mới. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, thanh thiếu niên 15 đến 16 tuổi không hề thay đổi đánh giá của họ về tình huống nguy hiểm ngay cả sau khi được cảnh báo rằng những mối nguy này, trên thực tế, lớn hơn họ tưởng rất nhiều.

Khả năng thiết lập và giữ gìn tình bạn thân đặc biệt hữu ích trong giai đoạn này. Nghiên cứu thực hiện năm 2015 của tiến sĩ Eva Telzer, trường đại học Illinois, cho thấy rằng trẻ vị thành niên có bạn bè mà chúng có thể tin cậy và tin tưởng vào sự hỗ trợ, thường ít có khả năng tham gia vào các hành vi nguy hiểm như bỏ học, ăn cắp, đua xe, hay các mối quan hệ tình cảm phức tạp, trong khi những thanh thiếu niên thường hay có xung đột và cãi cọ với bạn thân có nhiều khả năng liên quan đến các hành vi cờ bạc.

Thời điểm này cũng không phải quá muộn để những bậc phụ huynh tạo ra sự khác biệt. Một nghiên cứu năm 2015 đăng trên tạp chí “Khoa học thần kinh nhận thức” cho thấy rằng, vùng não của những thanh thiếu niên bắt đầu gần gũi với bố mẹ ở độ tuổi 15 có ít hoạt động liên quan đến các việc mạo hiểm, và cơ hội này giảm dần đi 18 tháng sau đó. Theo tiến sĩ Telzer, đồng tác giả, thì sự gần gũi với bố mẹ bao gồm cả việc cha mẹ tôn trọng con và tích cực trò chuyện nhằm giải quyết các rắc rối thay vì tranh cãi hoặc la hét.

Độ tuổi teen từ 17 đến 18: Những đứa trẻ thông minh bẩm sinh sẽ trở nên thông minh hơn

Khả năng thay đổi và phát triển não bộ của thanh thiếu niên ở giai đoạn này rất rõ ràng. Một số thiếu niên có chỉ số IQ tăng lên ở độ tuổi 17 đến 18. Những thanh thiếu niên có trí tuệ bẩm sinh hầu hết đều tăng chỉ số IQ, vì thế, những đứa trẻ nào đã thông minh sẵn sẽ càng thông minh hơn.

khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang
Ở lứa tuổi teen 17 - 18, con bạn đã có thể học cách kiểm soát cảm xúc và các hành vi bốc đồng (Ảnh: Baomoi).

Ở các thanh thiếu niên lớn tuổi, các bộ phận của vỏ não trước trán, chịu trách nhiệm phán đoán và ra quyết định, thường đã phát triển đủ để hoạt động giống như một chiếc phanh ô tô, kìm hãm những mong muốn phá phách và liều lĩnh của tuổi trẻ. Các kỹ năng điều hành như giải quyết vấn đề và lập kế hoạch sẽ tiếp tục phát triển cho đến tuổi 20 – theo như nghiên cứu thực hiện vào năm 2015 của các nhà nghiên cứu thuộc đại học Sheffield Hallam, Anh.

Các vùng não điều khiển kỹ năng xã hội vẫn tiếp tục phát triển theo như công bố của một nghiên cứu trong đó có sự đóng góp của Sarah-Yayne Blakemore, một giáo sư về thần kinh học nhận thức, thuộc trường đại học London. Ở lứa tuổi này, thanh thiếu niên sẽ nhận thức rõ hơn về cảm giác của người khác và biết cách bày tỏ sự đồng cảm. Chúng vẫn thiếu khả năng giải mã động cơ và thái độ của mọi người trong các tình huống xã hội phức tạp, ví dụ như họ hoàn không lý giải được lý do tại sao một người bạn đột ngột thay đổi chủ đề nói chuyện trong một bữa tiệc.

khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang 36 'tội' của bố mẹ có con ở độ tuổi đi học

Khi có con, bạn phải học cách làm cha mẹ, học cách hoàn thiện bản thân. Trong hành trình “cùng con khôn lớn”, cha mẹ chắc ...

khi con buoc vao tuoi teen con can bo me hieu rang Mẹ nghiêm khắc sẽ có con gái thành công

Những bé gái được nuôi dạy bởi các bà mẹ hay cằn nhằn sẽ có lương cao, công việc tốt khi trưởng thành theo một ...

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.