Kịch bản cuộc gặp 'kịch tính nhất thế kỷ' giữa ông Trump và Kim Jong Un

Một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên  Kim Jong Un được cho là viễn cảnh "đáng kinh ngạc". Giả sử một cuộc trò chuyện trực tiếp như vậy có thật, sự kiện đó sẽ diễn ra theo kịch bản nào?
kich ban cuoc gap kich tinh nhat the ky giua ong trump va kim jong un
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donal Trump. Ảnh: Reuters

Giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có những điểm khác biệt. Một bên là vị tổng thống Mỹ với những phát ngôn gây sốc, bên kia là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi thuộc thế hệ thứ 3 của gia đình họ Kim quản lý đất nước Triều Tiên gần 7 thập kỷ.

Trong lịch sử ngoại giao, có những điều không bao giờ xảy ra như chuyện Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ngồi nói chuyện trực tiếp với Hitler trong Thế chiến II, hay chuyện Tổng thống Mỹ George Bush đối mặt với Tổng thống Iraq Saddam Hussein khi đương nhiệm. Nhưng cũng có những buổi gặp khó tưởng tượng lại xảy ra, như việc Tổng thống Mỹ John F. Kennedy gặp Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev ở Vienna; hay chuyến thăm Bắc Kinh của Nixon tạo bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước.

Những ngày qua, ông Trump có nhắc tới ông Kim Jong Un trong một số cuộc phỏng vấn với báo giới. Tổng thống Mỹ khen nhà lãnh đạo Triều Tiên “khá thông minh” và thậm chí còn nói với hãng Bloomberg rằng ông “rất vinh dự” nếu gặp ông Kim Jong Un.

Một cuộc gặp giữa hai nhân vật chính là ông Trump và ông Kim Jong Un được cho là viễn cảnh "đáng kinh ngạc". Giả sử một cuộc trò chuyện trực tiếp như vậy có thật, sự kiện đó sẽ diễn ra theo kịch bản nào?

Địa điểm

kich ban cuoc gap kich tinh nhat the ky giua ong trump va kim jong un
Khu vực phi quân sự (DMZ) ở giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. Ảnh: AP

Các địa điểm có thể bao gồm khu vực phi quân sự (DMZ) ở giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc với khả năng bàn đám phán được đặt một nửa nằm trên lãnh thổ Triều Tiên, nửa còn lại nằm trên đất Hàn Quốc. Hai nhân vật chính cũng có thể gặp nhau tại một địa điểm nào đó ở Trung Quốc, dù điều này rất khó xảy ra, theo AP.

Hoặc Thụy Sĩ, một quốc gia trung lập, cũng có thể là một lựa chọn khi ông Kim Jong Un từng có thời gian học tập ở quốc gia châu Âu này.

Cuộc gặp cũng có thể được sắp xếp ngay tại Nhà Trắng. Trong trường hợp này, Mỹ sẽ phải cấp thị thực cho ông Kim Jong Un. Trên thực tế, những điều lạ lùng đều có thể xảy ra. Ví dụ như năm 1989, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau trên một con tàu ngoài khơi Malta để bàn về những thay đổi đang diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu.

Sau cuộc gặp, hòn đảo nhỏ bé Malta ở Địa Trung Hải nơi hai lãnh đạo Mỹ, Nga gặp nhau trở nên nổi tiếng suốt nhiều năm liền. Tương tự như vậy, thành phố huyền thoại Yalta, miền nam Ukraine là nơi Tổng thống Mỹ Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Joseph Stalin gặp nhau vào đầu năm 1945 để tổ chức lại thế giới hậu Thế chiến II.

Một địa điểm khác có thể tính tới là Bình Nhưỡng. Trong quá khứ, các phái viên Mỹ như Madeleine Albright hay một cựu Thủ tướng Nhật và ngôi sao bóng rổ về hưu Dennis Rodman đã tới thủ đô Triều Tiên.

Chủ đề

Nhiều người cho rằng vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ được ông Trump và ông Kim bàn tới. Nhưng không ai có thể chắc chắn điều gì.

Với phong cách "khó đoán" của Tổng thống Trump cho tới thời điểm này, sau một số câu nói xã giao thì hai nhân vật chính sẽ chính thức bắt đầu cuộc hội đàm. Họ có thể bàn về việc viện trợ cho người nghèo ở Triều Tiên; mối quan hệ với Hàn Quốc và các vụ thử vũ khí-tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng.

kich ban cuoc gap kich tinh nhat the ky giua ong trump va kim jong un
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine Albright gặp nhau ở Bình Nhưỡng, vào năm 2000. Ảnh chụp: AP

Phản ứng

Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc, đồng minh của Triều Tiên, là những bên chắc chắn theo dõi sát sao cuộc gặp và đưa phản ứng mạnh mẽ nhất.

Với Hàn Quốc, nhiều người cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên có đủ khả năng tàn phá Hàn Quốc. Do đó, cuộc họp giữa Mỹ, đồng minh của Hàn Quốc với Triều Tiên sẽ có tác động nghiêm trọng về an ninh đối với Seoul kể cả khi cuộc thảo luận không có gì là thực chất.

Cuộc gặp cũng khiến Trung Quốc đặc biệt chú ý khi quốc gia này đang cảnh giác trước sự can dự của Mỹ tới phạm vi ảnh hưởng của họ tại khu vực, đặc biệt sau hàng loạt mâu thuẫn với Washington về vấn đề Biển Đông, vấn đề Đài Loan hay gần đây nhất là việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.

Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin sẽ coi đây là sự kiện cần có sự cảnh giác lớn. Một cuộc họp như vậy có thể làm thay đổi mối quan hệ của Moscow với Bắc Kinh, Washington, và có lẽ là cả Bình Nhưỡng.

Và chúng ta cũng không thể bỏ qua phản ứng của giới truyền thông bởi rõ ràng một sự kiện quan trọng như vậy sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí thế giới, thu hút hàng trăm, hàng nghìn hãng thông tấn, báo chí đưa tin.

Ý nghĩa

Một điều chắc chắn là bất kỳ cuộc gặp nào giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nếu thực sự xảy ra sẽ là một trong những sự kiện kịch tích nhất thế kỷ 21 cho đến nay, theo AP.

Nó sẽ gói trọn 3 câu chuyện toàn cầu cùng một lúc, bao gồm chính sách của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, cách nhà lãnh đạo Kim Jong Un điều hành đất nước bí ẩn sẽ thể hiện bản thân trước thế giới và vấn đề an ninh quốc phòng khu vực Đông Á, một trong những khu vực chiến lược quan trọng nhất trên thế giới.

Chắn chắn, một cuộc gặp như vậy sẽ rất đặc biệt.

kich ban cuoc gap kich tinh nhat the ky giua ong trump va kim jong un Ông Trump nói 'vinh dự' nếu gặp lãnh đạo Triều Tiên
kich ban cuoc gap kich tinh nhat the ky giua ong trump va kim jong un Trump khen Kim Jong Un thông minh
chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.