Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh

Theo Sohu, lạc được mệnh danh là "quả trường sinh" bởi có thể chế biến thành rất nhiều món ăn có lợi cho sức khoẻ và có thể giúp cơ thể phòng ngừa được một số bệnh nguy hiểm.

Lạc là "quả trường sinh"

Lạc (đậu phộng) là một loại thực phẩm hết sức phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Các chất dinh dưỡng có trong hạt lạc khá đa dạng và phong phú. 

Hàm lượng chất béo và protein có trong lạc rất cao, bởi vậy nó được xem là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trên thế giới là "quả trường sinh" và là một lựa chọn tốt cho những người ăn chay để bổ sung protein.

Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh - Ảnh 1.

Giá trị dinh dưỡng của lạc cao hơn lương thực, có thể sánh ngang với trứng gà, sữa, các loại thịt, nếu thường xuyên ăn có thể phát huy được tác dụng chống ung thư. (Ảnh: Sohu).

Các axit béo không bão hòa và sterol trong hạt lạc có tác dụng làm giảm cholesterol và giữ ẩm cho da. 

Chúng là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, cũng như tăng lipid máu và xơ cứng động mạch, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.

Theo thông tin từ Sohu, các nhà khoa học phát hiện, trong hạt lạc còn hàm chứa "resveratrol" rất cao. Chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, không những có thể ngăn chặn ung thư mà còn có thể ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và nhồi mãu não.

Ngoài việc chế biến thành thực phẩm chín, lạc cũng có thể được sử dụng để ép dầu. Và đặc biệt, hạt lạc sau khi nảy mầm cũng có thể được sử dụng để làm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. 

Nên ăn lạc sống hay lạc nấu chín?

Ngày nay, trong cuộc sống thường ngày, lạc được sử dụng bằng cách ăn sống hoặc nấu chín, vậy giữa việc ăn sống và nấu chín, cách nào có lợi cho sức khoẻ hơn?

Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh - Ảnh 2.

Hàm lượng acid amin và protein cao trong lạc còn giúp nâng cao trí nhớ, trì hoãn lão hóa. Chất VE hàm chứa trong lạc có thể làm chậm tế bào lão hóa và tăng cường chức năng gan giải độc. (Ảnh: Sohu).

Bản thân lạc là một loại thực phẩm giàu calo, chất béo cao, vì vậy ăn lạc rất tốt cho tim mạch, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. 

Nếu lạc nấu chín được đun sôi (luộc chín), sức nóng của nước sẽ làm giảm bớt lượng chất béo có trong lạc, bởi vậy lạc chín có thể ăn nhiều và thoải mái hơn.

Vỏ ngoài của lạc có tác dụng giảm huyết áp, điều chỉnh cholesterol. Các sách y học xư ghi lại rằng lạc bổ trung ích khí, luộc với nước muối lên ăn sẽ giúp dưỡng phổi.

Tuy nhiên, nếu lạc rang được chiên dầu, nhiệt sẽ tăng lên và sau khi hấp thụ một lượng lớn dầu, chưa kể đến sự xuất hiện của các chất gây ung thư khác nhau trong quá trình chiên dầu ở nhiệt độ cao, thì ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh - Ảnh 3.

Một số người có thói quen ăn lạc rang hoặc rán qua dầu mỡ, như vậy sẽ gây thiệt hại cho thành phần glycerides trong vỏ lụa, vì vậy, nên ăn lạc cùng với vỏ lụa mới có dinh dưỡng cao nhất. (Ảnh: Sohu).

Còn về việc ăn lạc sống, một số người thích hương vị tươi và ngây của lạc sống. Họ thích nhai chúng trực tiếp sau khi tách vỏ. 

Nhưng có điều mà không phải ai cũng biết, đó là thành phần protein của lạc sống khó tiêu hóa hơn protein có trong lạc đã được chế biến chín. Ăn lạc sống sẽ khiến cho dạ dày và tuyến tụy phải hoạt đông nhiều hơn và với cường độ cao hơn thì mới có thể tiêu hoá được, điều này không tốt đối với người cao tuổi hay những người có khả năng tiêu hoá kém.

Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh - Ảnh 4.

Lạc sinh trưởng trong đất nên dễ nhiễm kí sinh trùng, ăn sống dễ dẫn đến các bệnh do kí sinh trùng gây ra. (Ảnh: Sohu).

Ngoài ra, lạc là loại thực vật được trồng trong đất, hạt lạc lại nằm dưới đất chứ ko lộ thiên, bởi vậy hạt lạc sống có thể chứa trứng của nhiều loại kí sinh trùng và ăn lạc sống có thể khiến cơ thể bị nhiễm bệnh do kí sinh trùng gây ra. Do đó, từ góc độ an toàn thực phẩm, chúng ta không nên ăn lạc sống trực tiếp.

Lạc tươi có hàm lượng nước cao và dễ bị nấm mốc nếu bảo quản không đúng cách. Bởi vậy, những hạt lạc có khả năng bị nhiễm aflatoxin - một độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên sau khi bị mốc. 

Những ngộ nhận khi ăn lạc nhiều người mắc phải, bạn nên tránh - Ảnh 5.

Cách phối hợp tốt nhất của lạc là với táo đỏ khô. Khi kết hợp lạc với táo đỏ có thể bổ tì ích máu, giúp cầm máu nhanh chóng. Đồng thời có hiệu quả chữa trị nhất định đối với người tì hư thiếu máu, nôn ra máu, đặc biệt có ích cho phụ nữ. (Ảnh: Sohu).

Trong y học đây được xem là một chất cực độc, có khả năng gây ung thư rất cao, ngoài ra thì đây cũng là chất gây ra ung thư gan. Vì vậy, lạc bị mốc thì tuyệt đối không nên ăn.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.