Những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể khi bạn ăn củ đậu thường xuyên | |
Quả óc chó, 'thần dược' cải thiện chất lượng 'tinh binh' |
Củ lạc còn có tên gọi khác là đậu phộng (đậu phụng) là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hạt lạc rất giàu chất dinh dưỡng, được người Trung Quốc gọi là “củ trường sinh”. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lạc là một trong những thức ăn lý tưởng vì có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có ích cho tuổi thọ và phòng chống lão hóa hiệu quả.
(Ảnh: The Sugar Breakup) |
HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CAO
Theo Đông y, nhân lạc có vị ngọt béo, tính bình và thường dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu tiểu cầu hay bệnh dạ dày mạn tính, thiếu máu...
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, củ lạc giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm có chức năng bảo vệ sức khỏe rất tốt. Bởi loại củ này hàm chứa một lượng lớn các sterol thực vật, rất có ích đối với sức khỏe. Đặc biệt là chất beta sitosterol có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến sữa và bệnh huyết áp tim mạch.
(Ảnh: Live Stream) |
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học Mỹ phát hiện, trong lạc còn hàm chứa chất resveratrol. Đây là loại chất có hoạt tính sinh vật rất mạnh, có thể ngăn chặn ung thư cũng như ức chế kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và nhồi mãu não hiệu quả.
Nếu so sánh có thể thấy rằng, giá trị dinh dưỡng của lạc cao hơn lương thực và có thể sánh ngang với trứng gà, sữa, các loại thịt. Hàm lượng chất béo của lạc đạt đến 40%, trong đó axit béo không bão hòa chiếm trên 80%. Ăn lạc có thể giúp bạn tiếp nhận nhiều khoáng chất bao gồm 16% nhu cầu đồng, 12% nhu cầu magie, và 11% nhu cầu phốt pho cho cơ thể mà chúng ta cần tiêu thụ mỗi ngày. Không những vậy, trong 100g lạc còn chứa 8,48mg kẽm, giúp tăng cường chức năng miễn dịch và trì hoãn quá trình lão hóa. |
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA LẠC VỚI SỨC KHỎE
1. Tốt cho tim mạch
(Ảnh: Báo sức khỏe đời sống) |
Hơn 1/3 các nghiên cứu về lạc đã chỉ ra rằng, loại củ này rất giàu chất béo không bão hòa, có tác dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, vỏ lụa và nhân lạc còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic. Những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc có thể hạ thấp 35% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh tích cực sử dụng lạc có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
2. Phòng chống ung thư
Chất beta sitoserol có trong dầu lạc không chỉ giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol, mà còn có thể chống lại bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.
(Ảnh: JAMJA) |
chất xơ hòa tan có trong các mô sợi của lạc sẽ được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ giống như miếng bọt biển thấm hút chất lỏng và các chất khác. Sau đó tạo thành dải băng dài để chặn các chất cặn bã và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết. Khi các chất này đi qua đại tràng, chúng sẽ tiếp xúc với các chất độc hại có trong đại tràng. Từ đó làm giảm sự tích tụ chất độc trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng.
3. Giảm cholesterol
(Ảnh: Serious Eats) |
Lạc có vị ngọt, tính bình, tốt cho dạ dày, phổi và rất thích hợp với những người ăn ít thiếu sức, ho khô có đờm, phụ nữ không đủ sữa sau khi sinh. Các chất béo trong lạc có thể làm cho lượng cholesterol trong gan phân giải thành axit dịch mật. Từ đó thúc đẩy bài tiết đào thải phân ra ngoài nhằm giảm thấp hàm lượng cholesterol để phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chất niacin có trong lạc còn có thể cắt giảm những cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể.
4. Cầm máu, đông máu
(Ảnh: Eva) |
Củ lạc chứa dầu béo cùng nhiều loại vitamin, đồng thời còn có chất giúp rút ngắn thời gian đông máu. Loại chất này có thể chống lại sự tan rã của mảnh fibrin, sợi tơ huyết giúp tăng cường chức năng sản xuất tiểu cầu của tủy xương, rất có lợi cho việc tạo máu của con người. Đối với các bệnh rối loạn chảy máu, lạc không chỉ có tác dụng cầm máu mà còn hỗ trợ nhất định trong việc điều trị bệnh tận gốc.
5. Giảm cân
(Ảnh: giadinh.net.vn) |
Không ít người nghĩ rằng, hàm lượng chất béo trong lạc được coi là quá cao. Do vậy, những người muốn giảm cân, đặc biệt là người béo phì thì cần phải loại trừ ngay thực phẩm này. Thực tế không phải vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các sản phẩm từ lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả. Vì trong củ lạc có chất axit folic, rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu cao. lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích không gây béo phì cho người sử dụng.
CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG LẠC ĐÚNG CÁCH
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên ăn lạc sống. Vì củ lạc chứa nhiều chất béo, cơ thể hấp thụ các chất béo đó rất chậm. Ăn lạc sống nhiều có thể làm cho tiêu hóa không tốt. Mặt khác, lạc sinh trưởng trong lòng đất nên dễ nhiễm ký sinh trùng, ăn sống có thể dẫn đến các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Đặc biệt là các mầm bệnh từ chuột hay dịch sốt xuất huyết.
(Ảnh: giadinh.net.vn) |
Thói quen ăn lạc rang hoặc rán qua dầu mỡ tuy không gây hại nhiều cho sức khỏe, nhưng lại gây thiệt hại cho thành phần glycerides trong vỏ lụa. Vỏ lụa đỏ của lạc có một số thành phần dinh dưỡng cao hơn gấp 50 lần so với nhân lạc. Vì vậy, ăn lạc luộc có thể bảo toàn giữ được chất dinh dưỡng từ vỏ lụa cũng như nhân lạc bên trong. Ngoài ra, lạc sống dễ bị độc tố nấm flavus lây nhiễm, sau khi luộc thì các độc tố nấm này cơ bản đã được dung hòa vào trong nước, như vậy khi ăn khả năng nhiễm độc sẽ rất ít.
Để có thể đạt được hiệu quả dinh dưỡng cao nhất, khi sử dụng lạc thì bạn có thể ngâm lạc với giấm. Vì các loại axit hữu cơ trong giấm có thể phân giải độ béo ngậy và tạo ra mùi thơm cho lạc.
Bạn nên ngâm lạc trong giấm từ 7-10 ngày, mỗi ngày ăn 7-10 hạt, ăn liên tục trong 1 tuần rồi dừng vài ngày. Cách ăn này có tác dụng hạ thấp huyết áp, làm mềm mạch máu và giảm tích tụ cholesterol.
(Ảnh: Báo Mới) |
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp lạc với táo đỏ khô để tạo thành món chè thơm ngon ấm áp vào mùa đông hay mát lành khi hè đến. Sự kết hợp lạc với táo đỏ sẽ giúp bổ tỳ ích máu, giúp cầm máu nhanh chóng. Đồng thời cũng sẽ có hiệu quả nhất định trong việc chữa trị đối với người tỳ hư thiếu máu, nôn ra máu, đặc biệt là có ích cho phụ nữ.
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018