Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, là một ngày lễ quan trọng đối với văn hóa Phật giáo tại Việt Nam.
Trong dịp lễ trọng đại này, các nghi thức cúng bái đã trở thành một phong tục truyền thống để Phật tử thể hiện sự kính trọng, tôn vinh tình mẫu tử, cũng như tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.
Nếu như bạn vẫn chưa biết lễ Vu lan cúng gì, bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng Phật và mâm cúng thần linh, gia tiên cho lễ Vu lan chi tiết sau đây để quá trình thực hiện chỉn chu và trang nghiêm nhất:
Trong lễ Vu lan, mâm cúng Phật được chuẩn bị với mục đích tôn vinh Đức Phật và những vị thánh, bậc tiền nhân.
Những người tu hành thường tham gia các nghi thức cúng lễ này để gìn giữ nét đẹp truyền thống trong văn hóa tâm linh và thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật và giáo pháp.
Mâm cúng này thường bao gồm bát cơm trắng, các món ăn chay và mâm ngũ hoa quả đơn giản. Ngoài ra, bàn thờ Phật thường được thắp thêm đèn nhang và hương thảo để tạo không gian trang nghiêm và tôn trọng.
Thông thường, các gia đình Phật tử sẽ dâng mâm cúng Phật cho lễ Vu lan vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Lễ Vu lan không chỉ là ngày tri ân, tôn vinh tình mẫu tử, mà còn là dịp để mọi người bày tỏ lòng tri ân và biết ơn đối với những người đã khuất.
Theo đó, các mâm cúng thần linh và gia tiên thường được sắp đặt để tưởng nhớ tổ tiên và tôn vinh thần linh.
Mâm cúng thần linh, gia tiên cho lễ Vu lan thường là mâm cúng mắn với các món ăn đa dạng như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... kèm theo là trái cây và các lễ vật như nước, rượu, vàng mã, nhang, nến, hoa cúng.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn dâng cúng những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy như quần áo, giày dép…
Mục đích của việc chuẩn bị mâm cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn là để bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch, xuất phát từ quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh trên đường trở về địa ngục.
Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm: Muối, gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), trái cây (5 loại 5 màu), các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, 12 cục đường thẻ, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, tiền lẻ và tiền vàng mã, 3 ly nước, nhang và nến.
Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi chuẩn bị lễ cúng chúng sinh là nên chuẩn bị mâm cúng chay. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu chuẩn bị mâm cúng chúng sinh bằng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.
Theo truyền thuyết, hàng năm đến ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho những linh hồn có thể tự do đi ở trần gian và nhận bố thí từ con người. Sau 12h đêm ngày 14/7, linh hồn sẽ bắt buộc phải trở về địa ngục.
Theo đó, mâm cúng rằm tháng 7 được chuẩn bị để cúng tưởng những người đã khuất và cô hồn, nhằm bảo vệ họ khỏi sự quấy rối của các linh thú ác độc và đồng thời thể hiện lòng thương và từ bi của con người.
Để biết được mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, hãy cùng tham khảo cách chuẩn bị mâm cúng trong nhà và ngoài trời chi tiết nhất sau đây:
Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm các món mặn. Để thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên, bạn nên chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch.
Một số món ăn thường có trong mâm cúng trong nhà dịp rằm tháng 7 là xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm, và các món tráng miệng.
Ngoài các món ăn, mâm cúng còn bao gồm trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã. Cả những vật dụng dành cho người cõi âm như quần áo, giày dép làm bằng giấy cũng được bày trên mâm cúng.
Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn được chuẩn bị với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.
Việc chuẩn bị lễ cúng ngoài trời sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối trước ngày 15/7 Âm lịch. Trong đó, mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời thường bao gồm các lễ vật như sau:
- Muối gạo (sẽ rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 màu)
- 3 ly nước nhỏ
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc
- Tiền lẻ
- Vàng mã
- Hương nhang và nến
Khi kết thúc lễ cúng rằm tháng 7 ngoài trời, gạo và muối được rắc ra sân hay ra đường, sau đó là đốt vàng mã.