Lời hứa Bàn Môn Điếm

Ngoại giao thượng đỉnh đã trở thành thông lệ trong quan hệ quốc tế hiện đại, do vậy, rất nhiều hội nghị thượng đỉnh diễn ra, gần như hàng tuần, nhưng chỉ số ít đem đến những đột phá để giải quyết những câu hỏi khó khăn nhất mà thế giới đối mặt.

Ngoại giao thượng đỉnh đã trở thành thông lệ trong quan hệ quốc tế hiện đại, do vậy, rất nhiều hội nghị thượng đỉnh diễn ra, gần như hàng tuần, nhưng chỉ số ít đem đến những đột phá để giải quyết những câu hỏi khó khăn nhất mà thế giới đối mặt.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, mang tính lịch sử về bản chất theo nghĩa là đánh dấu bước ngoặt trong quá trình lịch sử. Cuộc thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên hôm 27.4 tại Bàn Môn Điếm là 1 ví dụ của 1 hội nghị thượng đỉnh lịch sử thực sự.

Thay đổi cục diện

Bàn Môn Điếm gợi nhớ cho chúng ta về 1 thượng đỉnh lịch sử chưa từng có giữa Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ đầu những năm 1970, 1 thượng đỉnh làm thay đổi cục diện thế giới trong nửa sau thế kỷ 20, biến "cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo 2 nước bên kia Thái Bình Dương" thành hiện thực và đánh dấu sự khởi đầu cho 1 kỉ nguyên mới.

Thượng đỉnh Bàn Môn Điếm, dù không tầm cỡ như vậy, nhưng cũng không kém phần quan trọng xét về tác động lâu dài và lời hứa về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á và Vành đai Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của hội nghị này cũng rất lớn với các cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc, cũng như với các đồng minh của những nước này, chẳng hạn Nhật Bản và 2 miền Triều Tiên.

Chỉ 6 tháng trước, thế giới đã theo dõi một cách bất lực những lời đe dọa qua lại giữa Washington và Bình Nhưỡng về 1 vụ tàn sát hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Những lời lẽ đao to búa lớn của Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẽ nên bức tranh tiềm tàng về 1 cuộc chiến bên bờ vực hủy diệt hoàn toàn của 2 miền Triều Tiên.

Thượng đỉnh Bàn Môn Điếm có thể mở ra 1 bước ngoặt trong quan hệ liên Triều, biến hiệp ước đình chiến 1953 thành hiệp ước hòa bình. Từ những trao đổi giữa lãnh đạo Hàn - Triều và thế giới, dường như đã có ý chí chính trị nghiêm túc để lật sang trang mới. Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên ngày 27.4 đã nói về 1 "thời kỳ lịch sử biến đổi" và rằng 2 miền đang mạnh dạn tiếp cận 1 "kỷ nguyên hòa giải dân tộc mới".

Hơn thế, Seoul và Bình Nhưỡng cam kết "tích cực hợp tác để thiết lập chế độ hòa bình vững chắc và vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên". Nhận thấy rằng, thực tế hòa bình trên bán đảo không chỉ là mối quan hệ riêng của 2 miền, lãnh đạo Hàn-Triều cam kết "tích cực theo đuổi các cuộc họp liên quan đến 2 nước cùng Mỹ và Trung Quốc.

Không kém phần quan trọng, Hàn-Triều còn cam kết mục tiêu chung là hiện thực hóa quá trình phi hạt nhân hóa, tiến tới 1 bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, Seoul và Bình Nhưỡng xem việc phi hạt nhân hóa là con đường 2 chiều. Không chỉ Triều Tiên xóa bỏ hoàn toàn hạt nhân, mà toàn bộ bán đảo sẽ không có vũ khí hạt nhân. Đó là để nói, sẽ không có vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Hàn Quốc.

Đích cuối

Thượng đỉnh Bàn Môn Điếm đã đặt nền móng cho 1 hội nghị thượng đỉnh khác chưa từng có trong quan hệ Mỹ-Triều, đó là cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên giữa 1 Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Donald Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên là Kim Jong-un, dự kiến trong vài tuần tới.

Trong khi thượng đỉnh Bàn Môn Điếm tập trung vào quan hệ liên Triều, hòa bình và phi hạt nhân hóa, thì chính quyền Mỹ đang tiếp cận thượng đỉnh với ông Kim Jong-un với chủ đề tập trung vào việc phi hạt nhân hóa một chiều của Triều Tiên. Không những thế, Nhà Trắng muốn một quá trình phi hạt nhân hóa nhanh chóng của Bình Nhưỡng.

Và như tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ ra trong lần tiếp xúc báo chí đầu tiên của ông trên cương vị mới ở Brussels hôm 27.4, mục tiêu của chính quyền Mỹ vẫn không thay đổi, đó là "xóa bỏ vĩnh viễn, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên một cách không chậm trễ". Ngoài ra, ông nhấn mạnh rằng, chiến dịch "gây áp lực tối đa" mà Washington áp dụng từ năm ngoái nhằm vào Bình Nhưỡng, vẫn sẽ tiếp tục tồn tại.

Thượng đỉnh liên Triều, một bước ngoặt có tầm quan trọng ở khu vực và thế giới, đã làm thay đổi động lực trên bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Á và Vành đai Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong khuôn khổ đó, chính quyền Mỹ nên tiếp cận thượng đỉnh Mỹ-Triều từ góc độ lớn hơn, chứ không chỉ tập trung vào phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Con đường dẫn đến 1 hiệp ước hòa bình giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và 1 bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân vẫn còn dài, nhưng Tuyên bố Bàn Môn Điếm có thể sẽ là 1 khởi đầu tốt để bắt đầu các tiến trình đàm phán 2 bên, 3 bên, 4 bên mà sẽ đưa tất cả các bên có lợi ích đến đích cuối cùng.

Tổng thống Donald Trump do vậy không nên xem các cuộc đàm phán sắp tới với ông Kim Jong-un là cuộc chơi "được ăn cả, ngã về không", mà nên chăng, cần biến cuộc gặp thành 1 tình huống cùng thắng "win-win"cho Mỹ, Triều Tiên, cũng như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Cái mà thế giới cần, về khía cạnh này, là ngoại giao sáng tạo của trật tự cao nhất.

loi hua ban mon diem ngoai giao Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến

Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến, ngày 1/5 nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã quyết định thả tự do ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.