Mai Quốc Việt thích nhất được ngoại 'mắng' vào dịp Tết

Đặt ra một câu hỏi nếu có một vé về tuổi thơ để đón Tết thì “phù thủy giả giọng” thích nhất thời điểm nào? Mai Quốc Việt nói anh muốn về lại thời con nít, ăn vụng nhân bánh để được ngoại mắng như ngày xưa.
 
mai quoc viet thich nhat duoc ngoai mang vao dip tet
Mai Quốc Việt thích nhất được ngoại 'mắng' vào dịp Tết

Tết với thế hệ 7X, 8X là những kỉ niệm đẹp và nhiều màu sắc của thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, của cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Của rất nhiều những đứa trẻ con thời khốn khó, cả năm chỉ mong đến Tết để được nghỉ học, được sắm quần áo mới, được ăn bánh chưng, bánh tét, được đốt pháo và được lì xì (mừng tuổi). Tết trong kí ức của Sao Việt sẽ ra sao? Hãy cùng đi cùng Á quân Gương mặt thân quen Mai Quốc Việt về với tuổi thơ của anh, của miền Tây Đồng Tháp với những kỉ niệm đã ăn sâu vào kí ức của chàng nghệ sĩ trẻ.

“Nhớ lại những năm cuối cùng của thiên niên kỷ trước, những năm 1999 trở về trước, khoảng thời gian từ 5 đến 10 tuổi của Việt là thời gian khoái Tết nhất. Năm nào cũng thế, cứ đến giáp Tết là thích được tung tăng với mấy đứa bạn ở các khu chợ hoa, chợ dưa những ngày cận tết, thích được người lớn lì xì...

Trẻ con ngày đó không đua đòi mua sắm, chỉ cần 1, 2 bộ đồ mới, vài bao lì xì trong bao tầm 2 nghìn đồng đến 4 nghìn đồng là đã vui sướng lắm rồi. Nhớ ngày bé Việt được lì xì nhiều nhất chắc cũng tầm khoảng 20 nghìn đồng. Đới với trẻ con thời điểm ấy, lì xì là một món quà “thần thánh” cho dù sau đó đưa hết cho ba mẹ hoặc bà mẹ tự cho tiêu thì vẫn cứ háo hức như thường.

Những ngày Tết của thập niên 90, Việt nhớ nhất là ngày đầu năm pháo nổ đì đùng, mê ông lân ông địa, gặp được là mừng lắm!

Lâu lâu trong đội lân có thêm Tề thiên nữa,lũ trẻ con mà thấy là như gặp được thần tượng, cả một vùng quê rộn ràng.

Nhà ai có khách đến thì đốt pháo, lũ trẻ con cứ đứng trước cửa nhà ai treo pháo đợi pháo nổ xông vào nhặt pháo thừa chưa kịp nổ, mang về chơi.

mai quoc viet thich nhat duoc ngoai mang vao dip tet
Với Á quân Gương mặt thân quen, Tết là những hồi ức không thể nào quên...

Những ngày cận Tết ở quê Việt cái gì cũng đẹp. Đẹp từ dòng sông, con nước, đến cây lá... Cảnh vật như biết cười nên ai cũng phấn khích vui tươi, năng lượng tích cực tràn ngập một vùng quê.

Những ngày tết về quê Ngoại gặp họ hàng xa chơi lô tô (bây giờ vẫn còn) Việt cũng có chơi bài bạc lẻ với những anh em trong họ lấy hên. Chơi vui thôi chứ hồi đó còn nhỏ cũng không biết cờ bạc là gì, giờ vẫn vậy. (Cười)

Giờ Tết về quê Việt vẫn chơi bài với mấy đứa cháu, ngày xưa đánh thắng là lấy luôn, còn giờ chơi với mấy đứa cháu đánh thắng là kiếm đứa nào thua cho nó lại tiền, còn thua thì nó lấy luôn (Cười).

Tết với tuổi thơ của Việt rất đậm đà, hầu như Việt không quên một điều gì cả. Nhớ hồi còn bé rất thích ăn bánh in, mứt dừa, gói bánh ích. Khoái nhất là lúc gói bánh có nhân dừa ngọt, Việt cứ ở ngoài dòm dòm canh me bóc nhân ăn, ngoại thấy ngoại mắng, không thấy thì hồn nhiên “ăn vụng” nhân tiếp (Cười)

mai quoc viet thich nhat duoc ngoai mang vao dip tet
Dù đã trưởng thành nhưng mỗi dịp Tết về, Mai Quốc Việt vẫn có những cảm xúc mới mẻ với Tết

Tết ở quê Việt mọi người thường gói bánh tét và bánh ích. Nhà Việt năm nào cũng gói từ nhỏ đến giờ vẫn không bỏ tập tục này. Làm bánh cũng phải có kĩ thuật và khéo tay, không phải ai cũng gói được. Nhưng Việt thích lăng xăng nên thấy cả nhà gói cũng xông vào làm, đến lúc nấu chín cái bánh nào bị chảy, dính, và không đẹp thì cả nhà đều chỉ "cái này của thằng Việt" (Cười).

Thoắt cái thấy mình đã lớn, dù thế thì năm nào Việt cũng dành thời gian về nhà ăn Tết với gia đình thay vì đi diễn. Cả năm bôn ba giờ Tết là thời điểm để xum họp, đoàn viên nên bận mấy cũng về vì gia đình mong lắm! Không khí Tết bây giờ không còn như xưa nữa, có lẽ là do Việt không còn là trẻ con nữa, thời hiện đại với đầy đủ vật chất cũng làm cho không khí Tết mất đi sự thuần khiết, tinh khôi, công nghệ cũng làm cho cái “chân quê” thay đổi đi nhiều. Và có lẽ, cái gì thuộc về kỉ niệm thì cũng đẹp”.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.