Mạng 5G là mạng như thế nào? Những khác biệt giữa mạng 5G và 4G

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về mạng 5G hoặc sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy móc...đều sẽ kết nối 5G trong tương lai. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn không biết mạng 5G là gì và có ưu nhược điểm ra sao, có nhanh hơn mạng 4G hay không?

Mạng 5G là mạng gì?

Mạng 5G là thế hệ internet mới nhất sau mạng 4G, hoạt động trong phạm vi băng tần giữa 30 GHz và 300 GHz.

5G là viết tắt của 5th Generation, hay còn có tên gọi khác chính là thế hệ thứ 5 của mạng di động, hoạt động trong phạm vi băng tần bước sóng milimet - ở giữa 30 GHz và 300 GHz.

Hiẹn nay, có rất nhiều thuê bao di động đã đăng ký sử dụng mạng 4G. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều khi cho rằng tốc độ mạng 4G vẫn chưa đáp ứng được sự kì vọng người sử dụng thậm chí còn chậm và hay chập chờn so với mạng 3G.

Mạng 5G là mạng như thế nào? Những khác biệt giữa mạng 5G và 4G - Ảnh 1.

Ảnh: dienmayxanh.com

1/ Tại sao mạng 4G vẫn còn nhiều hạn chế tại Việt Nam?

Mặc dù bộ Thông tin – Truyền thông cho phép các nhà mạng có thể triển khai mạng 4G bằng cách khai thác băng tần 2.6 GHz. Nhưng vì nhiều yếu tố khách quan giữa các bộ và ngành liên quan nên vẫn chưa thống nhất được quy trình thủ tục.

Điều đó có nghĩa là băng tần 2.6 GHz vẫn chưa được khai thác tối đa, đồng nghĩa với việc mạng 4G chỉ mới đạt ở mức độ phủ thuê bao nhưng tốc độ mạng chỉ đạt ở mức trung bình

Công nghệ mạng 5G cũng sẽ đưa vào sử dụng tại các trạm HAPS thay vì các trạm trên mặt đất như 2G, 3G và 4G.

Trạm HAPS là viết tắt của High Altitude Stratospheric Platform Stations, chính là thiết bị vệ tinh hoạt động có vị trí cố định cách mặt đất khoảng 17km~22km.

Vì vậy, tín hiệu mạng 5G sẽ giải quyết triệt để tình trạng bị cản trở bởi các kiến trúc cao tầng, cùng với độ cao hợp lí sẽ khiến các vấn đề khai thác liên quan đến diện tích vùng phủ sóng sẽ không còn quá nghiêm trọng nữa.

Quan trọng hơn, đối với những các trạm phát sóng trên đất liền không thể phủ sóng thì cũng được tiếp nhận mạng 5G (khi sử dụng các trạm HAPS).

2/ Ưu nhược điểm của mạng 5G so với 4G

Sự ra đời của mạng 5G hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai, vì mạng 5G sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với thế hệ đời trước đó là 4G.

 

Mạng 5G

Mạng 4G

Tốc độ

- Theo lí thuyết, tốc độ ước tính đạt 10Gbp/s (10 gigabit mỗi giây), gấp 10 lần mạng 4G.

- Độ trễ (ping) có thể xuống tới 4ms, thậm chí là 1ms.

Ví dụ: Tốc độ 5G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D chỉ mất 30 giây.

- Theo lí thuyết, tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s.

- Độ trễ (ping) là 75ms.

Ví dụ: Tốc độ 4G cho phép xem video “8k” và tải một bộ phim 3D là 6 phút.

Băng tần sử dụng

Tần số cao của băng tần không dây nằm khoảng 30 GHz - 300 GHz.

Tần số thấp của băng tần 700 MHz - 2600 MHz.

Độ phủ sóng

Rộng, do sử dụng trạm HAPS treo lơ lửng trên không trung.

Bị giới hạn, vì sử dụng trạm được xây trên mặt đất.

Hỗ trợ kết nối thiết bị

Kết nối gấp 10-100 lần số lượng thiết bị kết nối cùng một lúc như:

-Điện thoại thông minh.

-Máy móc hạng nặng.

-Mạng cảm biến sử dụng trong các tòa nhà, thành phố, nông trại,…

-Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng.

=>Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng và giữa các thiết bị máy móc với nhau.

Kết nối giữa các thiết bị cá nhân người dùng ở khu vực nhất định.

 

Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị.

Rất khó kiểm soát được tình trạng gián đoạn, chuyển mạng giữa các thiết bị.

Tiết kiệm điện năng

Giảm tới 90% tiêu hao điện năng cho việc sử dụng mạng.

=>Giúp tăng 10 năm tuổi thọ pin cho các điện thoại dung lượng pin thấp…

Không có nổi bật về hiệu quả sử dụng năng lượng của thiết bị.

Nhược điểm mạng 5G:

- Mạng 5G sử dụng sóng siêu âm với tần số cao (giữa 20GHZ và 300GHz) nhưng không thể đi xuyên qua tường, mái nhà. Trong khi, bước sóng của mạng 4G lại có khả năng vượt qua các chướng ngại vật tốt hơn mạng 5G. Vì vậy, để sử dựng mạng 5G thì phải có các ăng-ten thu sóng.

- Các nền tảng thiết bị và ứng dụng công nghệ thông minh sẽ phải cải tiến để được tương thích với công nghệ 5G.

3/ Xu hướng phát triển mạng 5G trong tương lai

a/ Xu hướng phát triển mạng 5G trên thế giới

- Với tốc độ tải nhanh và độ phủ rộng giúp mạng 5G thực sự sẽ bùng nổ trên toàn cầu.

- Các hãng công nghệ đang gấp rút khai thác hiệu quả mạng 5G qua đó sản xuất các thiết bị điện tử tương thích với mạng 5G.

- Theo dự kiến, mạng 5G sẽ bắt đầu phủ sóng vào năm 2020.

b/ Xu hướng phát triển mạng 5G tại Việt Nam

- Các đơn vị nhà mạng lớn tại Việt Nam cho rằng, sự thành công mạng 5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc Bộ TT-TT thông qua tần số sớm nhất trong năm tới. Su khi có quyết định, các nhà mạng sẽ thay đổi cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng tần số sử dụng cho 5G.

- Theo ước tính của Ericsson, các nhà khai thác viễn thông tại Việt Nam sẽ kiếm được 3,17 tỉ USD doanh thu nếu triển khai sử dụng công nghệ mạng 5G trong thời đại công nghiệp hoá hiện nay.

- Thách thức lớn nhất hiện nay chính là bài toán làm sao phải tối ưu hóa tốc độ, chất lượng và giảm chi phí để đạt được doanh thu như mong muốn.

 

 

Tag:
chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.