Máy sục ozone lừa đảo người tiêu dùng: Còn xa lắm ước mơ được ăn sạch, uống sạch!

Máy sục ozone hóa ra lại không hề có tác dụng khử độc thực phẩm mà bao năm qua hàng triệu người tiêu dùng đã lầm tin. Thậm chí nó còn gây hại đến hệ hô hấp nếu sử dụng lâu dài và trong phòng kín.

Trong bối cảnh mà thực phẩm bẩn tràn lan, tung hoành tứ phía, đe dọa đến sức khỏe mọi gia đình, thì máy sục ozone xuất hiện như một “vị cứu tinh” để người tiêu dùng neo vào đó mà tin rằng gia đinh mình được ăn sạch và uống sạch.

may suc ozone lua dao nguoi tieu dung con xa lam uoc mo duoc an sach uong sach
Chiếc máy sục ozone từ lâu đã là vật dụng thân thuộc trong gian bếp, giờ đây lại hóa vô tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng.

Trong gian bếp của gia đình anh Đinh Việt Anh trú tại Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội, chiếc máy sục ozone được treo ngay ngắn, cẩn thận trên tường. Theo chia sẻ của anh, nó cũng là vật dụng mà mẹ anh và vợ anh sử dụng nhiều nhất khi nấu nướng. Bất cứ thực phẩm gì từ thịt lợn, thịt gà, cá, đến đủ loại rau củ quả trước khi chế biến đều được sục ozone để đảm bảo loại bỏ mọi chất độc. Máy sục ozone như một chiếc tem bảo hành, đảm bảo thực phẩm sạch 100%. “Cứ yên tâm ăn đi, đã sục máy ozone rồi” – đây là câu nói thường ngày mà anh được nghe từ mẹ và vợ, mỗi khi thắc mắc về thực phẩm có sạch hay không.

may suc ozone lua dao nguoi tieu dung con xa lam uoc mo duoc an sach uong sach
Chiếc máy sục ozone mà gia đình anh Đinh Việt Anh (Hà Nội) đang sử dụng có xuất xứ từ Đài Loan.

Gia đình anh dùng máy sục ozone từ năm 2008, cách đây khá lâu. Thời điểm đó máy sục ozone chưa phổ biến như bây giờ, hầu như gia đình nào cũng sở hữu một chiếc máy sục ozone trong bếp.

Ở khu phố anh ở, cứ vài ba tháng lại có một nhóm đến tuyên truyền về thực phẩm sạch, cách ăn uống lành mạnh và tất nhiên kèm theo đó là lời giới thiệu bán sản phẩm máy sục ozone. Bản thân anh là đàn ông nên không mấy quan tâm. Những người tham gia chủ yếu là các bà, các mẹ nội trợ. Theo lời quảng cáo của họ, máy sục ozone có thể loại bỏ mọi chất độc hại. Khi cho miếng thịt vào chậu nước và sục ozone trong vài phút, sẽ thấy lớp váng, lớp keo đóng chặt lại. Những bà nội trợ tin rằng đó chính là chất độc từ thực phẩm.

may suc ozone lua dao nguoi tieu dung con xa lam uoc mo duoc an sach uong sach
Các gia đình đều có thói quen sục ozone cho mọi loại thực phẩm, rau củ quả vì cho rằng như thế có thể loại bỏ mọi chất độc có hại.

Giá của những chiếc máy sục ozone khá đa dạng, dao động 1 triệu–5 triệu đồng. Giá cao hay không tuy vào tính năng và xuất xứ của máy. Máy xuất xứ trong nước rẻ hơn, xuất xứ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan) thì cao hơn.

Những ngày này nổi lên nhiều thông tin về việc máy sục ozone lừa người tiêu dùng. Sự thật máy sục ozone không có tác dụng thần thánh đến vậy, thậm chí nó còn không thể khử độc trong thực phẩm và có thể gây hại cho đường hô hấp nếu sử dụng lâu dài và trong phòng kín.

Theo TS ozone Nguyễn Văn Khải, thứ nhất, máy ozone chỉ có tác dụng làm tiêu huỷ vi khuẩn, do khi chạy máy khí oxy từ ngoài vào có chứa NO2. Chất này tiêu diệt vi khuẩn chứ ozone không tiêu diệt được vi khuẩn.

Thứ hai, về mặt lý thuyết cũng như tính chất lý hoá thì không có một chất nào có thể tác dụng với tất cả các hoá chất. Một số chất nhờ ozone có thể giảm độc tính nhưng một số chất thì không, thậm chí còn tăng độc tính. Trong khi đó, người dân không ai biết trong thực phẩm của mình có chứa chất gì, có tác dụng như thế nào với ozone mà vẫn dùng nó, vô tình có thể tạo ra những chất độc hơn mà không biết.

Thứ ba, ozone cũng không thể nào đẩy được kim loại, hoá chất từ thịt. Khi sục ozone các bọt khí tạo nên và các bọt khí này bám vào các thịt nhỏ bám ở bề mặt miếng thịt, miếng xương tạo nên các loại bọt cặn nhìn thoáng qua người ta tưởng đó là chất bẩn từ thịt đẩy ra nhưng thực tế thì không phải vậy.

Trước những thông tin như vậy, gia đình anh cũng rất hoang mang và không biết phải tin vào đâu. Chiếc máy sục ozone – vật dụng quen thuộc của gia đình giờ đành cất tạm vào góc và giấc mơ ăn sạch, uống sạch chắc còn lâu lắm nữa mới thành hiện thực.

Hàn Vân

chọn
Hai luật lớn về bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm nửa năm.