Mẹ khéo tay làm đất nặn an toàn cho bé chơi cả ngày
Những mẩu đất nặn sáng tạo đầy màu sắc hấp dẫn bất kỳ em bé nào. Nhưng nếu mẹ không tin tưởng vào chất lượng ... |
Chơi gì với con hôm nay?
Nếu bố mẹ đang không biết chơi gì với con, đừng vội đưa cho con ipad hay điện thoại thông minh, hãy thử tham khảo ... |
Chị Phạm Li Li đã từng làm chuyên viên thiết kế Game cho một công ty của Pháp. Một năm trở lại đây, chị Li Li quyết định tạm dừng công việc mà mình từng gắn bó 6 năm, chọn trở thành Freelancer để chủ động hơn về thời gian dành cho gia đình và dành nhiều thời gian cho con gái nhỏ gần 3 tuổi của mình. Hiện tại bé vẫn đi học ở trường mầm non 1 tuần 5 buổi. Thời gian còn lại của con, chị Li Li dành hoàn toàn cho con, hướng dẫ con chơi và học tại nhà.
Hai mẹ con chị Li Li. (Ảnh NVCC) |
Cùng trò chuyện với bà mẹ trẻ đảm đang này để có thêm kinh nghiệm dạy và học cùng con ở nhà:
- Chào chị, chị có thể giới thiệu một chút về con gái của mình?
- Bé tên là Nana, tháng 7 tới con tròn 3 tuổi. Bạn ấy là một cô bé lanh lợi, hoạt bát. Đặc biệt là nói rất nhiều, nói từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Bé có sở thích hát, vẽ tranh, chơi với màu sắc, đọc sách và khám phá thiên nhiên, khám phá khoa học thông qua các hoạt động cùng mẹ.
Bé lên núi chơi, tìm hoa dại về nhà cắm. (Ảnh NVCC) |
- Chị có thể chia sẻ về quyết định nghỉ việc để được ở nhà cùng con?
- Mình rất quan tâm về các vấn đề giáo dục trẻ, nên luôn tìm hiểu và cập nhật kiến thức về nuôi dạy con. Trẻ con học cũng nhanh mà phát triển cũng nhanh. Lúc con chơi cũng là lúc con học và trải nghiệm về thế giới xung quanh. Việc chơi của trẻ là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của não bộ, kỹ năng xã hội và cảm xúc. Trong những năm đầu đời con cần nhất là sự yêu thương, tình cảm từ bố mẹ và mọi người xung quanh, được chơi đùa và tự do khám phá thế giới theo cách của mình.
Mình chọn freelancer, thoải mái về giờ giấc, nên khoảng thời gian dành cho con được nhiều hơn những bà mẹ khác. Tuy nhiên việc dành thời gian cho con, chơi cùng con thì chất lượng vẫn hơn số lượng.
- Ngoài công việc, chị chia thời gian chơi cùng con tại nhà như thế nào?
Với quỹ thời gian hàng ngày, trong những ngày trong tuần, mình chia khung giờ chơi của con ra thành 2 phần: buổi sáng trước khi đến trường, và buổi chiều sau khi đi học về.
Vào buổi sáng, từ lúc bé thức dậy và thực hiện vệ sinh cá nhân xong, bé được mẹ hoặc ba luân phiên đưa nhau ra ngoài trời, đi dạo, lái xe lên núi ngắm cảnh hoặc ra biển chơi đùa tự do. Vì nhà mình sống gần núi và biển nên rất thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời của bé.
Sáng trời dù có mưa bay bay, bé vẫn muốn ra biển chơi. (Ảnh NVCC) |
Buổi chiều sau khi đón bé từ trường về nhà sẽ là những hoạt động chơi trong nhà của hai mẹ con. Hoàn thành công việc ăn uống dọn dẹp tắm rửa cho con xong là mình có khoảng 2 giờ đồng hồ để thực hiện các trò chơi giúp con phát triển các kỹ năng theo độ tuổi.
Cuối tuần thì cả gia đình dành thời gian ra ngoài nhiều hơn. Với mình, việc chơi cùng con giúp mình cảm thấy rất thư giản, xả hơi sau những giờ làm việc căng thẳng, và yêu đời hơn vì thấy con vui.
- Chị thường cho con chơi những trò chơi gì?
- Mình tìm hiểu về các phương pháp giáo dục cho trẻ em phổ biến hiện nay thông qua việc đọc sách, kết hợp với các thông tin từ báo chí, diễn đàn, các trang mạng điện tử cả trong và ngoài nước để tìm hiểu và rút ra cách chơi và học phù hợp với con mình.
Bé học về số lượng qua hoạt động xếp cúc áo theo số. (Ảnh NVCC) |
Ở độ tuổi của Na, (trong giai đoạn 2-6 tuổi) những trò chơi mà mình chú ý cho con chơi là: Các trò chơi giúp con phát triển vận động tinh (là các hoạt động sử dụng tay, kết hợp giữa tay và mắt…) và vận động thô (chạy nhảy ngoài trời, chơi cầu trượt, xích đu, đi dạo, tắm biển…), trò chơi để con học ngoại ngữ (đọc sách truyện, xem tranh, nghe nhạc trên các kênh nhạc thiếu nhi cho trẻ bằng tiếng Anh), cho con phát huy sự sáng tạo cùng trí tưởng tượng thông qua chơi với màu sắc và hội họa (chơi với màu vẽ tay, màu vẽ nước, tô màu hoặc vẽ tự do, chơi cùng bàn áng sáng…), các hoạt động cho con khám phá về khoa học và hình thành các hiểu biết nền tảng về toán học (các hoạt động này mẹ tổ chức theo những hướng dẫn từ các trang như theimaginationtree; education.com), và luôn ưu tiên phát triển kỹ năng giao tiếp của con bằng cách trò chuyện hằng ngày, đọc sách bất kể những lúc con thích và trước giờ đi ngủ.
Hơn nữa, vì ngày nay các con ít có cơ hội gần gũi với cây cỏ thiên nhiên như thế hệ chúng ta thời trước, nên mình luôn tạo cơ hội nhiều nhất để con được khám phá thiên nhiên, bằng cách cho con trải nghiệm, vui chơi ngoài trời, hòa mình vào tiếng chim, tiếng gió, cảm nhận ánh nắng và sự ấm áp của chúng, ngửi mùi hương từ hoa, quan sát con trùng, xem các con kiến con ong làm việc, biết con cá bơi lội thế nào... những việc này rất có lợi để kích thích các giác quan của con.
Ở nhà thì cho con 1 góc nhỏ riêng để lưu trữ những thứ mà các bạn sưu tập được từ thiên nhiên như cây á, hoa cỏ, viên đá, vỏ ốc. Mình cũng tạo cho bạn một góc vườn nho nhỏ để ươm cây và chăm sóc, tưới nước cho chúng mỗi ngày.
Bé chăm sóc “vườn cây mini” của mình mỗi sáng. (Ảnh NVCC) |
- Theo chị, khi chơi cùng con, ba mẹ nên lưu ý những gì?
- Ba mẹ nên nhớ rằng, trẻ học tập thông qua các giác quan, tức là: dùng miệng để nếm, dùng tay để sờ và cảm nhận sự vật, dùng mắt để xem, dùng tai để nghe và dùng mũi để ngửi. Trẻ sẽ quan sát và học hỏi từ những người xung quanh để học ngôn ngữ và cả cách cư xử như thế nào, rồi bắt chước và lặp lại. Vì vậy bố mẹ cần là người hướng dẫn cung cấp những hoạt động chơi đảm bảo cho con được phát triển các giác quan trên. Độ tuổi này của các con chính là vừa học vừa chơi, nên ba mẹ hãy khuyến khích trẻ làm những gì chúng thích, tốt hơn nữa là cha mẹ dành thời gian chơi cùng con.
Theo mình, trẻ cần được chơi với cả ba và mẹ, cho nên các ông bố cần phải dành thời gian cho con, bởi trẻ được bố dành thời gian để chơi cùng sẽ có IQ cao hơn, thông minh hơn và năng động bạn hơn những bạn cùng trang lứa nhưng ít được bố chơi cùng (theo Viện nghiên cứu của Đại học Newcastle)
Thêm nữa, đừng bắt trẻ chơi những trò chơi, hoạt động quá khó và đòi hỏi nhiều sức lực với chúng. Hãy để cho trẻ được chơi theo cách của chúng và chơi bất cứ khi nào chúng muốn chơi. Đừng cố gắng so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ đọc và học đọc cùng con trong giai đoạn này.
Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ chơi với những bạn bè cùng trang lứa và chơi những trò chơi tự do mà không cần hướng dẫn. Đây là một phương pháp mang lại rất nhiều lợi ích sáng tạo vì giá trị tinh thần khi các con được chơi cùng nhau và mang lại niềm vui cho nhau là rất lớn.
- Chị có thể gợi ý 5 trò chơi mà bé Na Na cảm thấy hào hứng và giúp ích cho sự phát triển toàn diện của con?
- 1. Lúc con 2 tuổi, trò chơi cảm quan kết hợp luyện vận động tinh và chơi với màu sắc cùng bàn ánh sáng. Mẹ nhuộm gạo thành nhiều màu rồi cho các vật dụng và bạn tự do sờ vọc, xúc cho vào các khối hình nhiều màu sắc, rồi khám phá chúng với bàn ánh sáng.
Chơi trò này xong thì mẹ dọn dẹp rất đuối, vì gạo sẽ vung vãi khắp nơi, nhưng trước khi chơi đã thỏa thuận khu vực chơi, nên con không mang đi lung tung và mẹ dọn dẹp cũng đỡ vất vả.
2. Lúc con được 2,5 tuổi. Trò chơi gắp quả này cũng cho con thực hành vận động tinh, kết hợp học màu sắc và số đếm và học cánh phân loại các loại quả theo đặc điểm của chúng (màu sắc, hình dáng) – đây là các kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho việc học toán sau này.
(Ảnh NVCC) |
3. Con làm thí nghiệm khoa học, pha trộn các màu chính để tạo ra màu phụ rồi đem nhuộm màu 2 loại quả: chanh và đào để xem quả nào ngấm màu nhanh hơn.
(Ảnh NVCC) |
4. Chơi tự do ngoài trời cùng cát, lấm bẩn là chuyện không thể tránh khỏi nhưng con cực kỳ thích thú khi được tự do chơi theo ý muốn và khám phá thiên nhiên. Cha mẹ thoải mái ra ngoài cùng con để hít thở khí trời, giảm bớt stress, con cái thì được tăng cường sức khỏe cùng hệ miễn dịch do được tiếp xúc với thiên nhiên và vận động nhiều.
(Ảnh NVCC) |
5. Vẽ với ánh sáng: Các hoạt động với bàn ánh sáng đều làm con thích thú, đặc biệt là kết hợp chơi với màu sắc. Bạn vẽ gì mẹ không biết, nhìn như là núi rừng với trùng trùng điệp điệp cỏ cây. Bạn mải chơi và mẹ chỉ đứng từ sau lưng quan sát, chốc chốc lại nghe bảo: mẹ ơi cho con thêm màu đỏ, mẹ ơi con cần màu vàng, rồi thì cho con thêm cuộn giấy nữa…
Trò Finger paint: vẽ bằng tay có thể thực hiện trên bàn, trong tập, trên giấy... Không chỉ sản phẩm (bức tranh) trẻ vẽ được cuối cùng là quan trọng, mà toàn bộ quá trình trải nghiệm với hoạt động vẽ này mới có ý nghĩa phát triển nhiều năng lực.
Cùng tham khảo thêm những trò chơi hữu ích chị Li Li đã học và chơi cùng con:
Bé cắm hoa do tự mình hái trên núi. (Ảnh NVCC) |
Bé học toán. (Ảnh NVCC) |
Bé chơi tự do cùng bàn ánh sáng và các con thú. (Ảnh NVCC) |
Trò chơi giúp bé phân biệt màu sắc. (Ảnh NVCC) |
Trò chơi ghép hình. (Ảnh NVCC) |
Mẹ có thể giúp bé ghép khung bên ngoài, bé sẽ ghép con thú vào trong. (Ảnh NVCC) |
Bạn cá sấu dài 10 khúc, bé cần phải ghép số từ 1-10 theo đúng số của bạn cá sấu.(Ảnh NVCC) |
Bé vẽ tranh và tô màu. (Ảnh NVCC) |
Bé cắm hoa. (Ảnh NVCC) |
Bé chơi với hạt đậu, phân loại từng hạt vào lọ. Trò chơi giúp bé học tính kiên nhẫn và tập trung. (Ảnh NVCC) |
Bé đi tô tượng. (Ảnh NVCC) |
Mẹ nhuộm nui để bé chơi các trò khác nhau trên bàn ánh sáng. (Ảnh NVCC) |
Bé tham gia thí nghiệm vui: sự đổi màu của hoa (Ảnh NVCC) |
Bé chơi tự do, luyện vận động tinh với gạo. (Ảnh NVCC) |
Bé sẽ vẽ theo các hình ảnh trong sách, sau khi chơi xong mẹ mang đi lau sạch thì sách lại như mới. (Ảnh NVCC) |
Bé chơi tự do ngoài sân. (Ảnh NVCC) |
Bé chơi ghép tranh bằng lá cây và hoa mà bé tìm được trong vườn. (Ảnh NVCC) |
Bé chơi với bút chấm màu. (Ảnh NVCC) |
- Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích, chúc gia đình chị luôn hạnh phúc.
Nghịch cùng nam châm - trò chơi siêu đơn giản mà hấp dẫn dành cho các cậu nhóc | |
Homeschooling: Mô hình giáo dục kiểu mẫu của thế kỷ 21 |
Lối sống 04:43 | 25/07/2018
Lối sống 12:00 | 22/05/2018
Lối sống 03:01 | 15/05/2018
Lối sống 12:15 | 12/05/2018
Lối sống 03:33 | 29/09/2017
Lối sống 01:42 | 22/06/2017
Lối sống 03:39 | 15/06/2017
Lối sống 04:36 | 25/05/2017