Mercedes bán gấu bông, Tiffany mở nhà hàng tại Trung Quốc, có khách phải chờ 6 tháng để được ăn

Hàng loạt các thương hiệu quốc tế thi nhau mở nhà hàng, quán cà phê tại Trung Quốc. Tuy chỉ là nhánh kinh doanh phụ nhưng đủ sức góp về cho công ty hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Các nhà bán lẻ cao cấp quốc tế đang đặt cược với dự đoán về sự "thèm ăn" của khách hàng Trung Quốc ngay cả trong các cửa hàng bán hàng hóa xa xỉ. Các nhà cung cấp từ đồ trang sức đến đồ dùng nhà bếp tinh xảo và xe hơi đắt tiền đổ xô dành thêm không gian để mở các quán cà phê và nhà hàng bên trong cửa hàng của họ, với hi vọng tạo ra một trải nghiệm thu hút các khách hàng trẻ tuổi hiểu biết về truyền thông xã hội.

Không chỉ đơn thuần là ăn uống, mà còn phải sống ảo

Zwilling JA Henckels, nhà sản xuất dao và dụng cụ nấu ăn cao cấp của Đức, đang vận hành thử nghiệm mô hình nhà hàng tích hợp trên lầu của một cửa hàng ở đường Tây Nam của Thượng Hải. Eva Lưu, Phó Tổng giám đốc của nhà hàng, cho biết cô đã phải từ chối các yêu cầu đặt bàn từ bạn bè của cô vào đêm Giáng sinh tại nhà hàng của mình, vì bàn đã được đặt kín từ lâu.

"Tôi lấy làm tiếc với họ. Tôi chỉ có thể cố gắng sắp xếp 2 bàn tại quán bar lúc 8h30 tối cho những người bạn của mình. Đó là điều tốt nhất tôi có thể làm, vì nhà hàng chúng tôi đã được đặt kín chỗ trong một vài tuần trước", cô chia sẻ.

Vị này cho biết thêm ngay cả những chỗ ngồi tại quán bar cũng đã nhanh chóng được đặt kín ngay sau đó.

Mercedes bán gấu bông, Tiffany mở nhà hàng tại Trung Quốc có khách chịu chờ 6 tháng để được ăn - Ảnh 1.

Thiết kế sang trọng, đắt tiền tại nhà hàng của Zwilling khiến người tiêu dùng chịu chi để được đến ăn. (Ảnh: Zura).

Nhà hàng của thương hiệu này theo phong cách Địa Trung Hải, trong đó thực phẩm được chế biến và ăn bằng các sản phẩm của chính Zwilling. Người khổng lồ đồ dùng nhà bếp lâu đời này là người đặt bước đầu vào việc các công ty trái ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống ở Trung Quốc.

Dự kiến doanh thu trong tháng 12 sẽ đạt gần 475 triệu đồng. Cô Lưu phân tích: "Ở Trung Quốc, ăn uống không chỉ đơn thuần là cho thức ăn hay nuốt ngụm nước vào miệng, mà còn là trải nghiệm. Đặc biệt là những trải nghiệm khiến thực khách có thể tự hào khi chia sẻ trên mạng xã hội, như một cách đánh bóng tên tuổi của chính mình.

"Ăn tại một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu như Zwilling là thứ đáng để chụp ảnh sống ảo, đăng lên phương tiện truyền thông xã hội, và chờ đợi để nhận được hàng tấn lượt thích", cô Lưu nói thêm.

Đợi 6 tháng để được ăn tại nhà hàng của Tiffany & Co

Thị trường dịch vụ ăn uống của Trung Quốc đã đứng vững trước sự suy thoái kinh tế của đất nước. Nước này đang chứng kiến sự tăng trưởng của GDP chỉ 6% trong quý thứ ba, tốc độ yếu nhất trong hơn 27 năm qua. Thế nhưng, theo Cục Thống kê Quốc gia, doanh thu dịch vụ ăn uống đến hết tháng 11 tăng 9,4% lên 4,19 nghìn tỉ nhân dân tệ, duy trì tốc độ chóng mặt như năm 2018.

Shirley Hồ, Giám đốc nghiên cứu của CBRE Trung Quốc, phân tích: "Các nhà bán lẻ của xa xỉ kết hợp khai thác kinh doanh F&B sẽ là xu hướng bền vững trong những năm tới trên thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc.

"Không gì là tốn kém để uống một tách cà phê hoặc đồ uống khác trong một nhà hàng của một thương hiệu xa xỉ, thậm chí nó quá rẻ so với việc mua một sản phẩm xa xỉ. Đây sẽ là một insight để các nhà bán lẻ xa xỉ duy trì sự trung thành của người tiêu dùng trẻ tuổi", vị này nhấn mạnh.

Nhà sản xuất kim hoàn nổi tiếng Tiffany & Co cũng đã mở một nhà hàng hàng đầu trên Trung lộ Hoài Hải của Thượng Hải vào ngày 23/12 vừa qua, kết hợp quán cà phê Blue Box đặc trưng của mình trên tầng hai.

Mercedes bán gấu bông, Tiffany mở nhà hàng tại Trung Quốc có khách chịu chờ 6 tháng để được ăn - Ảnh 2.

Bên ngoài quán cà phê Blue Box của Tiffany & Co tại Thượng Hải. (Ảnh: SCMP).

Nhà hàng đang có một danh sách chờ dài đến 6 tháng. Theo phát ngôn viên của hãng, phần lớn bao gồm những người hâm mộ của bộ phim mang tính biểu tượng Bữa sáng tại Tiffany. Một hình ảnh lí tưởng cho cuộc sống sang chảnh từ bộ phim là nữ diễn viên Audrey Hepburn đứng bên ngoài Đại lộ Tiffany Fifth, nắm chặt một tách cà phê và bánh sừng bò.

Mercedes mở cửa hàng bán gấu bông và đồ ăn Tứ Xuyên

Trên Bến Thượng Hải, thương hiệu thời trang đến từ Pháp Lanvin đã mở một quán cà phê Lanvin vào tháng 12.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất xe hơi hạng sang của Đức, Mercedes, cũng có những bước thử nghiệm đầu. Cửa hàng Mercedes Me ra đời, bán thử nghiệm các sản phẩm ngoại vi như gấu bông mặc áo phông có in logo của họ. Nhưng hầu hết không gian 1.500 m2 được dành riêng cho thực phẩm. Ẩm thực phương Tây chiếm tầng một trong khi thức ăn Tứ Xuyên có thể được tìm thấy ở tầng thứ 2.

Trung bình có tới 28.000 thực khách địa phương đến ăn trong nhà hàng của nhà sản xuất xe hơi này mỗi tháng. Khoảng 8 tháng sau khi ra mắt, cửa hàng thử nghiệm đã bắt đầu có lãi.

Mercedes bán gấu bông, Tiffany mở nhà hàng tại Trung Quốc có khách chịu chờ 6 tháng để được ăn - Ảnh 3.

Bên trọng nhà hàng của hãng xe Mercedes-Benz. (Ảnh: SCMP).

"Chúng tôi không nhắm đến một nhà hàng được gắn sao Michelin (chuẩn danh giá nhất thế giới về nhà hàng), hoặc để kiếm tiền, chúng tôi chỉ muốn với tư cách là một doanh nghiệp làm ăn khắm khá như Mercedes-Benz, phải luôn thu hút khách hàng", Jane Lí, giám đốc thương mại của Application Brand Solutions, đối tác độc quyền điều hành các cửa hàng Mercedes Me ở Trung Quốc đại lục.

Đã có 3 cửa hàng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thành Đô, nhà sản xuất xe hơi hạng sang đang lên kế hoạch mở một chi nhánh thứ tư vào tháng 4 năm sau tại Thâm Quyến. Thêm nhà hàng cho phép các thương hiệu cao cấp không chỉ duy trì khách hàng hiện tại mà còn mang lại những khách hàng mới.

"Chúng tôi thấy rằng thông qua các các dịch vụ thực phẩm, chúng tôi đang tiến gần hơn với những khách hàng bình dân, và làm cho thương hiệu trở nên bớt nam tính rập khuôn và trẻ trung hơn nhiều. Như thế, những gì mọi người thường nghĩ về Mercedes-Benz, rằng nó chỉ đại diện cho những người già hoặc cực kì giàu có, sẽ được thay đổi", vị giám đốc thương mại nói thêm.

chọn
Hình hài hầm chui Nguyễn Văn Linh sắp thông xe
Dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ tại quận 7, TP HCM có tổng mức đầu tư hơn 830 tỷ đồng, dự kiến thông xe một nhánh trong tháng 9 và hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm.