Mổ xẻ quá trình 'đốt' 800 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank

Chỉ đạo góp vốn sai quy định của Đinh La Thăng cùng với sự liều lĩnh phạm tội về vượt trần lãi suất của Hà Văn Thắm chính là nguyên nhân gây ra thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
 

Oceanbank “lột xác” bén duyên với PVN

Ngân hàng TMCP Đại dương (OceanBank) có tiền thân là ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Đây là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thứ hai (tiếp theo Ngân hàng TMCP nông thôn Kiên Long) được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động và thay đổi tên gọi.

Ngày 9/1/2007 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-NHNN chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Hải Hưng.

Theo Quyết định này, tên gọi mới của Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng bằng tiếng Việt là: Ngân hàng TMCP Đại Dương, bằng tiếng Anh là: Ocean Commercial Joint Stock Bank, số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Địa bàn hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Dương là tỉnh Hải Dưong và những nơi được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

mo xe qua trinh dot 800 ty dong cua pvn tai oceanbank
Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm là hai bị cáo liên quan trực tiếp đến việc thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank.

Nhanh chóng chỉ 1 năm sau khi “lột xác” OceanBank đã "bén duyên" PVN. Năm 2008, khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, PVN góp 20% tương ứng số tiền 400 tỷ đồng.

Sang năm 2009, PVN đánh dấu lần thứ 2 rót vốn vào OceanBank. Để giữ được 20% vốn điều lệ, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Lần thứ 3, năm 2011, PVN góp thêm 100 tỷ đồng, đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ. Như vậy, sau 3 lần góp vốn, PVN đã rót 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn OceanBank.

Song song với việc góp vốn, PVN cử đại diện của Tập đoàn vào OceanBank. Ông Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của OceanBank từ ngày 1/12/2008 đến 27/12/2010, làm Uỷ viên HĐQT ngân hàng từ ngày 28/4/2009 đến 18/4/2011 và đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng từ 6/12/2010 đến 10/5/2011.

Chỉ sau gần 7 năm chuyển đổi mô hình, OceanBank đã tăng trưởng rất "nóng". Vốn điều lệ tăng hơn 4 lần, lên tới 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản OceanBank tăng gần 5 lần, lên 67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013.

OceanBank tăng trưởng nóng nhưng sớm lộ nhiều sai phạm. Một trong những sai phạm được nhắc đến nhiều và gây nhiều tranh cãi nhất chính là OceanBank vượt trần lãi suất.

Vì hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, OceanBank phải "gánh" khoản nợ xấu lên tới 14.923 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2014. Khoản nợ xấu này chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống của OceanBank. OceanBank thua lỗ trước thuế 10.189 tỷ đồng triệu đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng Nhà nước đã cho OceanBank thời gian khắc phục tình trạng âm vốn cũng như tìm được đối tác mua lại. Tuy nhiên, OceanBank đã không thể khắc phục được tình trạng này. Vì vậy, ngày 6/5/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc 800 tỷ đồng tương đương 20% cổ phần của PVN bị mất trắng.

Cố tình góp vốn sai quy định

Để xảy ra việc thiệt hại như trên, cơ quan điều tra đã xác định, trên cơ sở Thỏa thuận số 6934/TTHT ngày 18/9/2008 giữa PVN và Oceanbank, ngày 30/9/2008, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT của PVN có tờ trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn mua cổ phần Oceanbank. Mặc dù Thủ tướng chưa cho phép nhưng ngày 1/10/2008, bị cáo Thăng đã ký Nghị quyết số 7289 về việc tham gia góp vốn mua cổ phần Oceanbank.

Sau đó, Đinh La Thăng cùng các đồng phạm của mình liên tục thực hiện những lần góp vốn vào Oceabank mặc dù cơ quan nhà nước đã đưa ra những cảnh báo, nhắc nhở.

Cụ thể, Ngày 7/10/2010, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng: “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, trước hết bảo đảm vốn cho các dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí.

Trên cơ sở đó và yêu cầu bảo toàn, phát triển vốn đầu tư vào ngân hàng, quyết định góp thêm vốn vào Oceabank theo kế hoạch tăng vốn năm 2010.

Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của Oceanbank. Giao Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát Tập đoàn dầu khí Việt Nam thực hiện việc này.”.

Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, bị cáo Thăng không chỉ đạo PVN rà soát lại các dự án, danh mục đầu tư, nguồn vốn để báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc PVN thời điểm đó vẫn chỉ đạo Ban tài chính kế toán thực hiện việc góp vốn.

Cáo trạng vụ án xác định, 3 lần góp vốn của PVN với tổng số tiền 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank nhưng toàn bộ số tiền trên đến nay bị thiệt hại.

Trách nhiệm đối với hậu quả thiệt hại nêu trên thuộc về bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm, trong đó bị cáo Thăng với tư cách người đứng đầu PVN có trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý và bảo toàn vốn của PVN.

mo xe qua trinh dot 800 ty dong cua pvn tai oceanbank Ông Đinh La Thăng ví những ngân hàng khác 'như cô gái đẹp đã có chồng' nên PVN 'gả' cho Oceanbank

Buổi chiều 19/3, tiếp tục phiên xử vụ thiệt hại 800 tỉ đồng ở ngân hàng Oceanbank, HĐXX mời ông Đinh La Thăng xét hỏi.

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.