Một ngày ở cữ, dài bằng trăm năm!

Một ngày ở cữ dài bằng trăm năm vì “đầu bù tóc rối, người lúc nào cũng hôi mùi sữa, béo nứt người, vắt sữa ngày đêm gù cả lưng”. Thế nên “thoát cảnh ở cữ là thoát xác luôn”.
 
mot ngay o cu dai bang tram nam Đỉnh cao của 'mất não sau sinh': cất thịt trong nhà tắm, trời lạnh 9 độ mặc váy quên không mặc quần

Với chị em phụ nữ, sợ nhất là đau đẻ, sợ nhì là ở cữ. Tưởng tượng mà xem, khi ở cữ bạn phải kiêng tắm ít nhất 10 ngày, cả ngày không ra ngoài chỉ “ru rú” trong phòng ôm con, chăm con, cho con bú, thay bỉm cho con, ngoài việc chăm con ra thì chỉ có việc ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi lại ăn. Hôm nào con thức chơi đêm phải trông con thì đúng là đỉnh điểm của kinh hoàng. Thế nên các chị em đều đồng loạt nhất trí “một ngày ở cữ dài bằng trăm năm” và “thoát cảnh ở cữ là thoát xác luôn”, ý nói hết ở cữ là chị em ta lại xinh đẹp long lanh trở lại.

mot ngay o cu dai bang tram nam
Chị Phạm Kim Anh (Hà Nội) chia sẻ ảnh ở cữ và ảnh sau khi hết ở cữ.

Nếu không nói, có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ bà mẹ đầu bù tóc rối và bà mẹ trẻ đẹp này trong hai bức ảnh này là một người. Chị Phạm Kim Anh (Hà Nội) – nhân vật chính trong bức ảnh chia sẻ chị có hai bé, bé đầu được 3 tuổi và bé thứ hai được 1 tuổi. Vì có kinh nghiệm nên lần sinh thứ hai này chị biết cái gì cần kiêng và cái gì không nên. Trong chế độ ăn của bà đẻ, chị ăn đa dạng để đảm bảo sữa cho con bú, chứ không nhất thiết phải ăn mỗi thịt nạc thăn.

mot ngay o cu dai bang tram nam
Một ngày ở cữ của chị Kim Anh chỉ quanh quẩn ăn - vắt sữa - chăm con.

Chị Kim Anh nhớ lại: “Một ngày ở cữ của mình là ăn - vắt sữa – chăm con. Vì sinh con lần hai nên có kinh nghiệm nhiều hơn, không bị trầm cảm sau sinh, chứ lần đầu mình trầm cảm muốn phát điên. Mình khi xem lại ảnh hồi ở cữ cũng thấy sợ. Hồi đó ăn suốt ngày vì nuôi con sữa mẹ nhanh đói, ăn ít thì không chịu được”.

Trong khi đó, chị Phan Thy Nga (Hà Nội) mới sinh bé được hơn 8 tháng nói: “Chỉ có ở cữ mới thấm được cái cảm giác dễ bị tổn thương và muốn được quan tâm”. Chị Nga cho biết trước khi bầu cũng từng nghe các bà các mẹ nói về vấn đề kiêng cữ sau sinh và chị thấy rất sợ. Đến khi mang bầu và chuẩn bị đến ngày sinh, chị lên mạng tìm hiểu thêm cần kiêng những gì, cái gì nên cái gì không và chắt lọc. Sau sinh đc 3 ngày thì chị Nga bắt đầu tắm gội nhưng tắm gội nhanh, mặc quần áo dài, đi tất, bịt tai, không làm việc nặng, không ăn đồ tái sống, không uống nước lạnh, không ăn đồ chua.

mot ngay o cu dai bang tram nam
Nhìn lại ảnh ở cữ, chị Nga chỉ thấy buồn cười thôi chứ cũng không đến nỗi thất vọng lắm.

Về vấn đề ăn uống, nhiều mẹ kiêng rất kĩ, có khi mấy tháng liền chỉ ăn rau ngót thịt lợn nhưng theo chị thì không nên. Một tháng đầu sau sinh nên ăn rau ngót để đẩy sản dịch ra ngoài nhưng sau đó nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất cho cả mẹ và con. Miễn là các đồ ăn đều được nấu chín. Theo chị Nga đó là 1 chế độ kiêng cữ hợp lí, nếu sinh bé sau chị vẫn sẽ làm như vậy.

Một ngày ở cữ của chị Nga cũng giống như bao bà mẹ khác, quanh quẩn chỉ hút sữa, cho bé ăn, ngủ, tắm, thay bỉm cho bé. Chị chia sẻ thời gian đó chỉ thèm được ra ngoài gặp bạn bè hoặc rủ chồng đi ăn, đi xem phim.

“Có trải qua giai đoạn này mới hiểu vì sao nhiều người trầm cảm sau sinh. Thời gian này người phụ nữ rất ‘mong manh và dễ vỡ’. Những người thân bên cạnh, đặc biệt là các ông chồng cần quan tâm, dành thời gian cho vợ mình nhiều hơn, chia sẻ với vợ trong việc chăm con và đặc biệt không ra chê bai hay so sánh vợ.

Phải biết vợ mình vì sinh con cho mình mới trở nên đầu bù tóc rối, người toàn mùi sữa như vậy. Bản thân mình cũng có thời gian cảm tưởng như mình bị trầm cảm. Nhưng là do con quấy đêm, không dỗ đc nên cảm thấy bất lực. Thiếu ngủ nên người sinh ra mệt mỏi, cáu gắt. Cũng may là có chồng bên cạnh chia sẻ và chăm con cùng nên cũng đỡ”, chị Nga chia sẻ về thời gian ở cữ đã qua.

mot ngay o cu dai bang tram nam
Chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (Bắc Ninh) trong thời gian ở cữ và sau khi hết ở cữ.

Đồng cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (Bắc Ninh) cũng rất sợ kiêng cữ. Một ngày ở cữ của chị Ánh cũng chỉ quanh quẩn ttong phòng với con, cho con bú xong thì chơi với con, thay bỉm, cho con ngủ, đến bữa ăn thì chồng bê đồ ăn lên tận phòng. Chị cho biết thời gian ở cữ thèm nhất là trà sữa, và còn thèm nhiều món khác nữa mà chưa dám ăn.

Nhìn lại ảnh ở của mình, chị Ánh không dám tin đó là mình nữa. “Thân hình sồ sề, đầu tóc bù xù, ai chê cũng đành cười cho xong vì ở cữ là thế mà”, chị Ánh nói.

Với chị Thùy Dương (Nghệ An), “một ngày ở cữ cũng dài lê thê, chỉ nằm trong phòng với 4 bức tường, con ngủ thì mình ngủ, con thức thì mình thức, chỉ có ăn và ngủ, ngủ và ăn”. Chị Dương mô tả thời gian ở cữ của chị rất chán, chỉ thèm được đi chơi, được ăn những gì mình thích và được ngủ tròn giấc.

mot ngay o cu dai bang tram nam
Với chị Thùy Dương (Nghệ An), “một ngày ở cữ cũng dài lê thê, chỉ nằm trong phòng với 4 bức tường".

Trong thời gian ở cũ, chị Dương không bị trầm cảm sau sinh, nhưng vẫn cảm thấy buồn tủi. Một tháng ở cữ là nguyên 1 tháng chị giận chồng. Nhưng chị cho biết chồng không sai, vì chị phải chăm con một mình, lại không ra ngoài nói chuyện với ai nên trong người bức bối.

“Để ở cữ thoải mái, vui vẻ, có sức khỏe thì tự mỗi người phải động viên mình trước, lấy con làm động lực, quan trọng là được sự quan tâm của gia đình và chồng”, chị Dương chia sẻ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.