Mỹ: Phân biệt đối xử với người gốc Á làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19

“Những người có khả năng bị bệnh, họ có thể sẽ trì hoãn việc xét nghiệm hoặc chữa trị”, một học giả thỉnh giảng của đại học Y Harvard nói.

Một cuộc thảo luận của Hiệp hội châu Á bao gồm cả người phát ngôn của trung tâm "Stop AAPI Hate" đã nhận được hơn 750 báo cáo về sự phân biệt đối xử và các cuộc tấn công kể từ ngày 19/3.

Mỹ: Phân biệt đối xử với người gốc Á làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 - Ảnh 1.

Các thành viên của Ủy ban người Mỹ gốc Á ở Massachusetts, đã tham gia biểu tình vào ngày 12/3 tại nơi họp nghị viện của bang để chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự lan truyền sợ hãi nhắm vào các cộng đồng người châu Á trong bối cảnh dịch bệnh virus corona. (Ảnh: AP)

Có sự gia tăng trong phân biệt đối xử chống lại người Mỹ gốc Á trong việc ứng phó với sự bùng phát virus corona của Mỹ làm tăng rủi ro cho cộng đồng rộng hơn, một học giả của Trường Y Harvard đã cảnh báo vào hôm thứ Hai. 

Thảo luận về các báo cáo rằng người châu Á ở Mỹ đã bị xa lánh hoặc tấn công vì tin rằng họ có mối liên hệ nào đó với nguồn gốc chủng virus corona mới. Leesa Lin, một học giả thỉnh giảng tại Trường Y Harvard nói rằng phản ứng dữ dội như vậy có thể sẽ ngăn chặn các hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong nhóm người này.

"Những người có khả năng bị bệnh, họ có thể sẽ trì hoãn việc xét nghiệm hoặc chữa trị do sợ bị phân biệt đối xử", cô Lin nói trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Hiệp hội châu Á tổ chức. Những người có thể bị bệnh hoặc khỏe mạnh cũng đã nghĩ đến việc đeo khẩu trang nhưng trong trường hợp này, họ lại sợ không dám đeo khẩu trang.

"Điều này có thể không có lợi chút nào khi mà dịch đang bùng phát thì chúng ta cần mọi người cùng hợp tác, để xác định các trường hợp nghi nhiễm trong quá trình theo dõi liên lạc và xác định ổ dịch trong cộng đồng" cô Lin, hiện cũng đang là giáo sư trợ giảng tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London cho biết.

Cô nói thêm rằng những người châu Á tạo ra "một sự an toàn sai lầm" là dựa vào ngoại hình của mình và tin rằng họ sẽ được miễn trừ cách li xã hội khi ở với người châu Á khác.

"Stop AAPI Hate" là một dự án được tạo ra để theo dõi các sự cố quấy rối bằng lời nói, tấn công thân thể và các hình thức phân biệt đối xử khác với người châu Á liên quan đến đại dịch Covid-19, đã theo dõi gần 100 sự cố như vậy mỗi ngày. Dự án này là một nỗ lực chung của Hội đồng Kế hoạch và Chính sách châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại California, Mỹ.

Stop AAPI Hate nhận được hơn 750 báo cáo về một số hình thức phân biệt đối xử hoặc tấn công kể từ khi bắt đầu theo dõi vào ngày 19/ 3.

Tình trạng phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á đã xuất hiện vào đầu tháng 3 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải sự chỉ trích dữ dội về việc liên tục gọi tên chủng virus corona mới với cái tên "virus Virus Trung Quốc" mà ông cho là rất chính xác vì Trung Quốc là nơi đầu tiên xảy ra đại dịch.

Mỹ: Phân biệt đối xử với người gốc Á làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 - Ảnh 3.

Ông Trump ngừng gọi virus corona là virus Trung Quốc và nói rằng người Mỹ gốc Á không bị đổ lỗi cho sự bùng phát đại dịch. (Ảnh: South China Morning Post)

Ông Trump đã ngừng sử dụng thuật ngữ này trước công chúng và tuần trước đã kêu gọi chấm dứt việc đổ lỗi cho Trung Quốc và các công dân Mỹ gốc Á.

Tuy nhiên, điều đó vẫn không ngăn được các vụ xô xát nhắm vào người Mỹ gốc Á, theo cô Cynthia Choi, người phát ngôn của Stop AAPI Hate.

"Chúng tôi đã không thấy sự sụt giảm trong các báo cáo về sự kì thị và có những lí do rất chính đáng cho điều đó", cô Choi nói trong một cuộc phỏng vấn.

"Tổng thống Trump đã quyết định coi virus corona là một loại virus Trung Quốc hoặc một loại virus ngoại", cô nói. Một khi bạn đã phát ngôn rồi thì thực sự rất khó rút lời lại và chúng tôi biết điều này bởi vì trong các báo cáo trên mạng internet của chúng tôi, mọi người đã nói chi tiết về những gì đã xảy ra với họ và những gì mọi người đã nói với họ.

Charlie Woo, chủ tịch chính sách công của Ủy ban 100, một tổ chức phi lợi nhuận của người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng đã nhấn mạnh rằng vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố các hướng dẫn mới để chấm dứt việc sử dụng tên gọi địa lí cho các bệnh truyền nhiễm như Sars-CoV- 2, tên khoa học của loại virus corona mới - đặc biệt là để tránh sự kì thị như cái tên gọi đem lại.

Tại thời điểm đó, WHO đã nói: "Điều này có vẻ như là một vấn đề bình thường đối với một số người, nhưng tên của căn bệnh lại thực sự quan trọng đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp".

Ông Woo, người đã tham gia cuộc thảo luận với cô Lin đã nói rằng, "vẫn còn quá sớm để đổ lỗi và tôi nghĩ rằng lịch sử và khoa học sẽ xem xét vấn đề này để tìm ra ai là người có lỗi và ai nên có trách nhiệm hơn từ những gì chúng ta học được".

"Nhưng tại thời điểm này, chúng ta nên tập trung vào việc cứu sống nhân loại. Hãy ngừng đổ lỗi và buộc tội người khác", ông nói.

chọn
Những dự án sắp ra mắt của Vincom
Dự kiến giai đoạn quý II - quý IV/2024, Vincom sẽ khai trương 6 dự án, gồm Vincom Mega Mall Grand Park; Vincom Plaza Hà Giang; Vincom Mega Mall The Empire; Vincom Plaza Điện Biên Phủ; Vincom Plaza Đông Hà Quảng Trị và Vincom Plaza Bắc Giang.