Mỹ - Trung tung đòn hiểm: Việt Nam, cảnh báo những ẩn họa

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang “leo thang”, nỗi lo xảy ra một cuộc chiến thanh thương mại cận kề. Những biện pháp trả đũa nhau giữa hai quốc gia này khiến Việt Nam không thể đứng ngoài nhìn, hàng Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Khi hàng Việt liên lụy vì căng thẳng Mỹ - Trung

Tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với các sản phẩm thép của Việt Nam được Bộ này cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Mỹ viện cớ rằng DN Trung Quốc đã “mượn” Việt Nam để lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà nước này áp dụng đối với sản phẩm thép Trung Quốc.

Mức thuế Cơ quan hải quan Mỹ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng chất nền có nguồn gốc Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thép chịu mài mòn của Việt Nam phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.

my trung tung don hiem viet nam canh bao nhung an hoa
Ông Trump liên tục mạnh tay với hàng Trung Quốc.

Nỗi lo Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh các khoản thuế nặng nề của Mỹ lại liên tục được cảnh báo khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung liên tục leo thang trong thời gian ngắn gần đây.

Tổng thống vừa Donald Trump công bố danh sách các mặt hàng, tổng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc bị áp mức thuế 25%, với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời cảnh báo sẽ áp thuế bổ sung nếu Trung Quốc dùng các biện pháp trả đũa.

Bắc Kinh sau đó có động thái đáp trả bằng cách áp thuế tương tự lên số hàng Mỹ có cùng trị giá.

Tiếp đó, ngày 18/6, Tổng thống Trump tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế 10% đối với gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD.

Những hành động này đã đẩy hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới này tiến gần hơn đến một cuộc chiến thanh thương mại.

Đồng thời, giới quan sát ở Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại khi hàng Trung Quốc không xuất được vào Mỹ thì sẽ xuất hiện khả năng Trung Quốc lại “mượn” xuất xứ Việt Nam.

Điều này nếu xảy ra và được phía Mỹ chứng minh, thì hàng Việt Nam sẽ chịu liên lụy. Câu chuyện thép kể trên là minh chứng.

Trao đổi với PV.VietNamNet về khả năng này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, nói: "Chúng tôi luôn khuyến cáo DN thép Việt Nam không nên tiếp tay cho việc chuyển xuất xứ thép Trung Quốc thành xuất xứ Việt Nam để xuất sang các nước khác.

Bởi vì nước khác áp thuế cao với thép Trung Quốc thì họ cũng đánh thuế nặng vào các mặt hàng cố tình mượn xuất xứ để lẩn tránh thuế".

“Cụ thể, tháng 6 vừa rồi Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định cuối cùng đối với lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm thép Việt Nam với thuế suất rất cao, tương đương thuế áp với thép Trung Quốc.

Thép cán nguội cả hai loại thuế cộng lại phải trên 240%, tôn mạ cả hai loại thuế cộng lại phải trên 500%.

Với thuế suất cao như vậy không thể vào được thị trường Hoa Kỳ”, ông Sưa dẫn lại câu chuyện ngành thép.

my trung tung don hiem viet nam canh bao nhung an hoa
Kho nhôm của DN Trung Quốc ở Bà Rịa - Vũng Tàu từng bị báo chí Mỹ điểm mặt là cơ sở để DN Trung Quốc lẩn tránh thuế.

Hàng Trung Quốc có mượn Việt Nam để trốn thuế cao?

Nói về khả năng thép Trung Quốc lại tràn sang Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sưa phân tích: Những năm trước, đặc biệt giai đoạn 2014-2015, Trung Quốc có chính sách xuất khẩu bằng mọi giá nên họ đã dùng các chính sách trợ cấp, hỗ trợ cho hàng xuất khẩu. Cho nên, giá thép Trung Quốc thấp hơn thép của Việt Nam khoảng 20-30%.

Nhưng từ 2016-2017 Trung Quốc đã thay đổi chính sách đó bằng cách cắt giảm sản lượng của cơ sở nhỏ lẻ lạc hậu, không đảm bảo môi trường nên giá thép Trung Quốc đã thay đổi. Thậm chí, có loại sản phẩm thép của Trung Quốc đắt hơn của Việt Nam.

“Về tính cạnh tranh của thép Việt Nam với thép Trung Quốc thì chưa có điều kiện để đánh giá chính xác nhất, nhưng tôi nghĩ không có vấn đề gì. Sản phẩm thép Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc”, đại diện ngành thép tự tin.

Nói về nguy cơ hàng Trung Quốc “mượn” xuất xứ Việt Nam và những nguy cơ kèm theo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), cho rằng: Chúng ta khó có thể nói có hay không có hiện tượng như vậy.

Nhưng trên thực tế, chúng ta đã bị điều tra chống lẩn tránh thuế, và chúng ta cũng biết Trung Quốc là khu vực chịu nhiều biện pháp phòng vệ thương mại ở khắp nơi trên thế giới.

Khi đó, có xu hướng khá tự nhiên thôi là họ sẽ tìm cách để lẩn tránh thuế thông qua một số thị trường khác. Do vậy, DN Việt Nam cũng cần rất thận trọng.

“Một vài DN có thể vì lợi ích trước mắt mà có hành vi tham gia vào quá trình lẩn tránh thuế đấy, dẫn đến chuyện các DN liên quan bị ảnh hưởng.

Hay, cũng có trường hợp chúng ta thực sự bị hiểu nhầm, thì chúng ta cũng cần chứng minh với cơ quan điều tra của các nước.

DN nên nhận thức đúng vấn đề này để biết được đó là hành vi lẩn tránh thuế và có thể bị trừng phạt”, bà Trang nêu quan điểm.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng bày tỏ mong muốn có sự tham gia tích cực hơn của cơ quan nhà nước trong việc chống lại các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ vi phạm pháp luật, dẫn đến tình trạng này..

my trung tung don hiem viet nam canh bao nhung an hoa Mỹ ép Trung Quốc tới cùng?

Nỗi lo thực sự của Trung Quốc về cuộc chiến thương mại với Mỹ là vai trò của nước này trong nền kinh tế toàn ...

my trung tung don hiem viet nam canh bao nhung an hoa Trung Quốc không có nhiều ‘vũ khí’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Khi Trung Quốc và Mỹ ngày càng tiến gần đến một cuộc chiến tranh thương mại, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ...

my trung tung don hiem viet nam canh bao nhung an hoa Mỹ - Trung tăng đòn, thị trường thế giới vạ lây

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang sau đe dọa chiến tranh thương mại toàn diện của Tổng thống Mỹ Donald ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.