Chia sẻ với PV Dân trí, đại lí xe Đức nhập khẩu vào Việt Nam cho biết họ sẵn sàng giúp khách hàng Việt cảm thấy an tâm với lựa chọn xe nhập khẩu kể cả về giá cũng như chất lượng xe theo tiêu chuẩn toàn cầu.
"Chúng tôi đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn toàn cầu của các mẫu xe nhập nguyên chiếc vào Việt Nam. Mặc dù hiện nay, có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ đến từ các thương hiệu xe lắp ráp, song xe hơi không chỉ là phương tiện mà còn thể hiện cá tính, thị hiếu người dùng. Chính vì vậy, mỗi hãng xe có thị trường riêng, các xe nhập EU có thị trường ngách và luôn được người tiêu dùng chào đón", đại diện đại lí xe nhập từ Đức cho biết.
Với mức phí trước bạ giảm 5-6%/chiếc xe nội địa, với các dòng xe cao cấp, số tiền khách hàng tiết kiệm khi đặt tiền mua xe lắp ráp có thể lên đến từ 200 - 300 triệu đồng. Đây là con số không quá ít và có thể làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt.
Theo một đại lí bán xe nhập tại Long Biên, ưu thế lớn nhất của các dòng xe nhập chính là tiêu chuẩn toàn cầu, chất lượng và thương hiệu. Ngược lại, điểm yếu lớn nhất của họ là giá cả cao thường gấp từ 1,5 - 3 lần xe trong nước.
Đối với xe EU, Mỹ, giá bán ra đã bị tính thuế nhập khẩu từ 25% đến 75% tùy theo thị trường, ngoài ra còn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều hơn, do hầu hết có dung tích xy-lanh cao hơn xe trong nước, hoặc nhập từ khu vực ASEAN như Thái, Indonesia.
Thực tế, hiện các dòng xe nhập vào Việt Nam cũng đang vật lộn với khó khăn về giá. Một số hãng xe sang cũng đang lắp ráp tại Việt Nam như Mercedes, Peugeot, trong khi đó các dòng xe nhập khẩu là Audi, Lexus, BMW luôn có giá cao hơn sản phẩm cùng loại của các đối thủ.
Vốn dĩ xe nhập đã bất lợi về giá bán giờ lại bất lợi thêm về phí trước bạ, về lí thuyết điều này khiến các xe nhập ngày càng yếu thế hơn, nếu không có sự chủ động đối phó từ các hãng, nhà nhập khẩu.
Làm phép so sánh về giá để thấy rõ sự chênh lệch giữa xe nhập và xe trong nước, một chiếc BMW X7 đời 2020 có giá gần 7 tỉ đồng, trong khi một chiếc Mercedes GLS 450 cùng đời, tiện ích không quá chênh lệch, được lắp ráp trong nước chỉ có giá 4,9 tỉ đồng. Nếu trường hợp, xe của Mercedes được giảm phí trước bạ giảm 50%, chắc chắn mẫu xe nhập sẽ rất khó khăn, chật vật trong thời gian tới để kéo khách về bên mình.
Một điểm bất lợi cho các hãng xe nhập chính là thị trường xe Việt đang mở rộng ở phân khúc xe phổ thông và xe giá rẻ, xe cao cấp, giá bán trên 2 tỉ đồng có thị trường hẹp dần.
Các loại xe cao cấp của các hãng như Hyundai SantaFe, VinFast LuxSA2.0 hay Peugeot 5008 hay Mercedes Việt Nam cũng đã được trang bị những tính năng cao cấp, thu hút thậm chí đủ sức thay thế xe nhập cao cấp.
Bên cạnh đó, nhóm xe SUV đô thị cỡ nhỏ với giá hợp lí, thiết kế bắt mắt đang thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt và khiến sự canh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Tại Việt Nam, các mẫu xe nhập ngoài ASEAN hầu hết có giá bán cao hơn do chính sách thuế và quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, theo lộ trình gia nhập các tổ chức thương mại đa phương, Việt Nam đã, đang cắt giảm thuế nhập khẩu phần lớn xe nhập vào nước ta, trong tương lai không xa, thị trường xe sẽ trở nên “phẳng” hơn, không bên nào được lợi hoặc chịu bất lợi về thuế phí nữa.
Theo các chuyên gia kinh tế, xe hơi là mặt hàng có giá trị gia tăng cao nên trong hầu hết các cuộc đàm phán về mở cửa thị trường, các nước đều muốn thương lượng riêng. Với thị trường Việt Nam, tỉ lệ xe hơi trên người còn thấp, đây là cơ hội rất lớn đối với các hãng xe trên thế giới và chắc chắn các nước sẽ đòi hỏi sớm bỏ thuế nhập để tạo ưu thế cạnh tranh.
Đối với xe nhập không thuế từ ASEAN như từ Thái Lan, Indonesia, dù 2 năm qua các mẫu xe này về Việt Nam vẫn không được giảm giá mạnh song có thể với áp lực cạnh tranh, chắc chắn các dòng xe này sẽ giảm giá thêm. Hiện, giá cùng một mẫu xe bán tại Việt Nam đang đắt hơn từ 120 đến 300 triệu đồng so với giá bán tại Thái Lan, Indonesia.
Thời gian tới, nếu EVFTA được Quốc hội phê chuẩn, chắc chắn thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam đang ở mức 55-75% sẽ có lộ trình cắt giảm, và như thế các hãng xe nhập sẽ dần hạ giá bán để cạnh tranh với các dòng xe trong nước.
"Giảm phí trước bạ 50%, xe nội có ưu thế trước mắt, song cần nhìn tổng thể, các tập đoàn ô tô ngoại có ưu thế hơn hẳn, sẵn sàng xây dựng chiến lược giá để chinh phục thị trường.
Các nhà phân phối, doanh nghiệp nhập khẩu độc quyền hoàn toàn tiết giảm chi phí, giảm giá bán xe để bù đắp thua thiệt về lợi thế so với các xe lắp ráp trong nước", ông Đinh Văn Mạnh - chủ gara xe nhập của Đức tại Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020