Ngân hàng vật lộn với doanh thu, hàng chục nghìn nhân viên thất nghiệp

Các ngân hàng hàng đầu thế giới đang phải vật lộn với doanh thu bị thu hẹp và mô hình kinh doanh thay đổi chóng mặt.

Hàng chục nghìn nhân viên ngân hàng thất nghiệp

Tuần trước, HSBC đã công bố kế hoạch cắt giảm khoảng 35.000 việc làm để đối phó với việc sụt giảm lợi nhuận. Deutsche Bank cũng đã cắt giảm 18.000 việc làm vào mùa hè năm ngoái, khi ngân hàng lớn nhất của Đức đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Và trong năm ngoái, thêm 1.500 việc làm cũng bị cắt giảm tại Morgan Stanley.

Ngay cả ông chủ của các nhà băng lớn cũng bị mất việc. Trong vòng 6 tháng qua, các CEO của Credit, Suisse, UBS và HSBC cũng đã lần lượt rời ghế lãnh đạo vì nhiều lí do. 

Trong khi đó, Morgan Stanley đang chi 13 tỉ USD để mua lại nền tảng môi giới trực tuyến E-Trade, trong một nỗ lực để thay đổi mô hình kinh doanh của chính mình. 

Nhà băng thất thu, hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc - Ảnh 1.

Nhân viên ngân hàng thất nghiệp khi nhà băng ngày càng chật vật với doanh thu bị thu hẹp. (Ảnh: NBC News).

Áp lực tài chính đang đè nặng lên các ngân hàng đầu tư, khi phải đối mặt với một thị trường ảm đạm, các hoạt động kinh tế, sản xuất bị ngưng trệ. 

Doanh thu của 12 ngân hàng đầu tư toàn cầu hàng đầu đã giảm 3% trong năm 2019, xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo Coalition - một công ty tư vấn kinh doanh. 

Năm qua cũng là năm thứ 4 ngành ngân hàng chứng kiến doanh thu tiếp tục đi xuống. 

“Các ngân hàng đầu tư buộc phải suy nghĩ lại về toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ”,  Winer, một nhà phân tích kinh tế tại Quỹ bảo hiểm Bellator Asset Management, cho biết. 

“Mô hình kinh doanh truyền thống của các nhà băng đã không còn mang về lợi nhuận”, ông nói. 

Đó là lí do tại sao các ngân hàng đang phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Số lượng nhân sự tại các ngân hàng đầu tư hàng đầu đã bị cắt giảm khoảng 6% trong năm ngoái, và là năm thứ năm liên tiếp. 

“Cách nhanh nhất để cắt giảm chi phí là cắt giảm nhân sự”, Winner nói.

Sự trỗi dậy của robot

Gerard Cassidy, một nhà phân tích ngân hàng tại RBC Capital, đã đổ lỗi cho cuộc cách mạng điện tử hoá doanh nghiệp. Ngày càng nhiều ngân hàng đưa robot vào giao dịch để thay thế con người, trong một nỗ lực nhằm cắt giảm chi phí. 

“Hàng ngàn nhân viên trên thị trường chứng khoán New York sẽ mất việc. Tất cả đã bị thay thế bằng robot”, Cassidy nói. 

Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ mới đây đã giới thiệu Nao, một robot 58 cm được phát triển bởi Aldebaran Robotics - công ty con của SoftBank có trụ sở tại Pháp. Nó được trang bị một camera, micro, có khả năng nhận dạng hình ảnh và cho phép điều khiển từ xa. Nó có thể nhận ra 19 ngôn ngữ nói, tương tác và giao tiếp với khách hàng. 

Softbank cũng đã phát triển Pepper, một robot thông minh có bảng điều khiển tương tác, giúp tăng cường giao tiếp với khách hàng. 

Nhà băng thất thu, hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc - Ảnh 2.

Robot đang thay thế việc làm của con người trong các nhà băng. (Ảnh: CBC News).

Theo SunTrust Bank - một ngân hàng có trụ sở tại Atlanta, khi đưa robot tham gia vào các hoạt động ngân hàng, tốc độ giao dịch trung bình đã được cải thiện 3,8 lần, thời gian giao dich trung bình giảm 4 lần, tỉ lệ lỗi giảm tới con số ấn tượng: 65%.

Những con robot này được phát triển để giải quyết các công việc đơn điệu, lăp đi lặp lại, giúp công việc được xử lí nhanh chóng. Cùng với đó, kiến trúc công nghệ thông tin đơn giản nên việc triển khai mở rộng khi cần thiết cũng dễ dàng. 

Công ty phần mềm RPA UiPath, Nhật Bản, dự đoán việc đưa robot vào giao dịch có thể giúp các công ty dịch vụ tài chính cắt giảm 75% chi phí. Công ty này tin rằng việc phát triển một robot có giá chỉ bằng 1/3 so với mức lương trả cho nhân viên toàn thời gian. 

Dự báo, thị trường robot làm việc trong lĩnh vực tri thức sẽ cán mốc 29 tỉ USD vào năm 2021, kể từ mốc 250 triệu USD năm 2016. 

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.