Ngày 1/6 nhìn lại một số vụ bạo hành: 'Sứ giả' đòi quyền trẻ em hay anh hùng bàn phím?

Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) nhìn lại một số vụ bạo hành gần đây, cộng đồng mạng là "sứ giả" đòi quyền trẻ em hay anh hùng bàn phím?

Quốc tế thiếu nhi (1/6) là ngày Tết dành cho trẻ em. Đây là dịp các em được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa, niềm vui bất ngờ từ những người thân còn các bậc cha mẹ thể hiện tình yêu thương dành cho các con.

Tuy nhiên ngay trước thềm ngày 1/6, dư luận nhiều phen chao đảo với những vụ bạo hành trẻ em. Sáng 21/5, trên mạng xã hội xuất hiện clip và hình ảnh ghi lại cảnh hành hạ trẻ tại nhóm trẻ độc lập mẹ Mười, đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng làm nhiều người phẫn nộ. Clip ghi lại hình ảnh bảo mẫu liên tục đánh tới tấp vào mặt một em bé nằm trên đất khi đang đút cho bé ăn. Ngoài ra hình ảnh còn cho thấy người phụ nữ này bạo hành nhiều trẻ khác như dùng tay nắm đầu đứa trẻ nhấc bổng lên. Mọi chuyện còn chưa kịp nguội thì mấy ngày gần đây, cư dân mạng lại sục sôi kêu gọi bảo vệ một bé gái lên tiếng tố anh rể là BTV Minh Tiệp bạo hành suốt nhiều năm liền.

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim
Hình ảnh trẻ bị bạo hành ở Đà Nẵng.

Thế nhưng dư luận chỉ chăm chăm vào việc đưa kẻ phạm tội ra trước vành móng ngựa mà không quan tâm thực sự đến bảo vệ quyền trẻ em. Sau khi cơ sở mầm non bị đóng cửa, khởi tố bảo mẫu, cư dân mạng hả hê và coi như mọi chuyện đã được giải quyết. Còn những thông tin về sức khỏe của các bé thì chẳng mấy người để ý. Làm thế nào để chữa lành những chấn thương tâm lý của nạn nhân, trẻ được chuyển đến ngôi trường nào, tại đó các bé hòa nhập ra sao? Mọi câu hỏi đều bị lãng quên.

Còn vụ em T.D tố anh rể là BTV Minh Tiệp bạo hành, ngay sau khi đoạn chia sẻ của em xuất hiện, hàng ngàn cư dân mạng vào cuộc với mục tiêu "bảo vệ trẻ em", "đưa sự thật ra ánh sáng"... Thế nhưng một phần không nhỏ trong số đó đổ xô chỉ trích nhầm người. Diễn viên Minh Tiệp, BTV Minh Tiệp của đài VTC bị "ném đá" oan chỉ vì trùng tên. Một số thông tin thất thiệt chưa được kiểm chứng được chia sẻ chóng mặt khiến dư luận chĩa mũi dùi vào gia đình em D. Chắc hẳn những hành động này không xuất phát từ tình thương hay mục đích bảo vệ em D. Đây là hiệu ứng đám đông, chửi cho sướng miệng, thể hiện quyền tự do ngôn luận, chứng minh bản thân quan tâm đến thời sự, có trách nhiệm công dân với xã hội.

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim
BTV Minh Tiệp bị em vợ tố bạo hành.

Điều này tác động tiêu cực tới mối quan hệ các thành viên trong gia đình em D., đẩy các mâu thuẫn lên cao trào, rạn nứt tình cảm. Chẳng khác nào tách D. ra khỏi người thân, với một đứa trẻ đó là thiệt thòi rất lớn. Thêm vào đó thông tin cá nhân (hình ảnh, tên tuổi) của D. phát tán tràn lan trên mạng xã hội. Liệu rằng khi mọi chuyện được giải quyết, cuộc sống của em D. có trở lại bình yên được hay không?

Điều đó chứng tỏ rằng, xã hội đã thực sự quan tâm đến quyền trẻ em hay chưa khi các vụ bạo hành trẻ lặp lại chỉ là đổi nhân vật và đổi hoàn cảnh. Tại sao phải đợi đến lúc một vụ việc bạo hành "khui" ra mới sốt sắng đi đòi quyền trẻ em? Quyền trẻ em phải được luôn luôn giữ gìn, luôn luôn được quan tâm.

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim
Một số ông bố bà mẹ coi việc tặng quà hay đưa con đi chơi vào ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) là nghĩa vụ. (Ảnh minh họa: Tri thức trực tuyến)

Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), bố mẹ tặng quà, đưa con đi chơi... tạo niềm vui cho con là điều đáng trân trọng. Nhưng có một số phụ huynh chỉ thực hiện như một nghĩa vụ: buổi tối thay vì ngồi xem ti vi, lướt facebook thì chở con đi chơi hay trên đường đi làm về tạt qua mua đại một thứ gì đó làm quà; đưa con đi chơi để bằng bạn bằng bè hay giống với gia đình khác, thậm chí phải để con đòi mới đáp ứng.

Không thể phủ nhận rằng trẻ xứng đáng được hưởng một ngày Quốc tế thiếu nhi vui vẻ nhưng ý nghĩa thực sự của ngày này không chỉ dừng ở đó. 1/6 là thời điểm để ta nhìn lại và trả lời câu hỏi trẻ em đã có một môi trường tốt nhất để phát triển hay chưa?

Không phải đến ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) chúng ta mới quan tâm đến trẻ em. Chúng phải được quan tâm hàng ngày, hàng giờ, được chăm sóc tốt hơn, yêu thương và bảo vệ để nước mắt không phải rơi vì bạo hành về thể chất và tinh thần.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả

XEM THÊM

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim Những khu vui chơi hay nhất dịp 1/6 cho trẻ ở Hà Nội, bố mẹ bận rộn vẫn sắp xếp được thời gian

Chỉ còn một ngày nữa là đến Quốc tế thiếu nhi 1/6, đây là dịp nhiều gia đình lựa chọn để dành thời gian bên ...

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim Những khu vui chơi lý tưởng cho trẻ em ở Sài Gòn ngày 1/6

Tết thiếu nhi là dịp lễ ý nghĩa để cả gia đình cùng hâm nóng tình cảm, đặc biệt bố mẹ có thể dành cho ...

ngay 16 nhin lai mot so vu bao hanh su gia doi quyen tre em hay anh hung ban phim Mua quà tặng 1/6, cẩn thận kẻo mất tiền oan

Giữa hàng ngàn sản phẩm phục vụ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, bạn nên chọn món quà tặng nào cho phù hợp với con ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.