Ngày 20/11 của thầy giáo dạy trẻ tự kỷ: 'Mong con chúc thầy được thành câu!'

"Đối với những trẻ tự kỷ, mình chỉ mong nhận được lời chúc từ chính các con. Vì với các con, việc nói ra thành câu chữ cũng đã khó khăn rồi!"
ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'
ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau Bí quyết chọn hoa 20/11 tặng thầy cô giáo theo độ tuổi
ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau 'Lời' tri ân đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường Xã Đàn

Thầy giáo mầm non Đỗ Hồng Thượng, giáo viên dạy trẻ tự kỷ của một trung tâm giáo dục chuyên biệt tại Hà Nội chia sẻ về điều mong mỏi của mình trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

20/11 của những người không trọn vẹn tiếng thầy cô

ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau
Thầy Đỗ Hồng Thượng trong buổi sinh nhật của một học trò ở trung tâm.

Nhận được câu hỏi bất ngờ về cảm xúc trong những ngày cả nước đang tri ân tới các thầy cô giáo, thầy Thượng ngậm ngùi tâm sự: "Với các thầy cô khác thì 20/11 thực sự là một ngày vui đúng nghĩa, nhưng với chúng mình thì khác. Vì khi làm nghề này được gọi chung là thầy cô giáo thật, nhưng cũng chưa được công nhận theo đúng nghĩa như các thầy cô đứng trên bục giảng. Học sinh hay phụ huynh có thể gọi là cô, chú hay anh, chị đều được.

Lý do khác là cũng có một số phụ huynh không muốn người khác biết tới là con mình gặp khó khăn, nên những ngày như vậy chúng mình cũng đương nhiên không được nhắc tới.

Học sinh của chúng mình khó khăn, rất ít các con trong số đó có những sự chủ động nhất định để nhận thức được rằng ngày 20/11 là ngày gì, phải cố gắng học tập hay gửi những lời chúc tốt đẹp... tri ân thầy cô như các bạn học sinh khác. Đa phần các thầy cô đều hướng dẫn, cầm tay chỉ việc các con làm những món quà nhỏ để tự tặng cho mình và cho các thầy cô khác", thầy giáo tâm sự.

Trong ngày này, các thầy cô ở trung tâm, các nhóm nhỏ thường tự tổ chức kỷ niệm, làm thiệp để tặng cho nhau.

Món quà 20/11 ấn tượng nhất với thầy giáo trẻ là thiệp chúc mừng ngày 20/11, nhưng câu nói của phụ huynh này mới khiến thầy Thượng và những thầy cô khác tủi thân.

"Nhóm mình dạy học buổi tối ở nhà học sinh, lúc ra đến cửa để về, phụ huynh của em này nói: hôm nay là 20/11 à, các thầy cô không tổ chức gì sao, mẹ cháu lại không để ý nữa. Cả nhóm nhìn nhau cười và chẳng biết nói gì rồi xin phép ra về. Thế nhưng phụ huynh này chu đáo tặng cả tiền. Nhóm mình gửi lại vào balo của con và chỉ giữ lại thiệp chúc mừng", thầy Thượng chia sẻ.

ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'
ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau Thầy giáo Đại học Bách Khoa TP.HCM viết thư không nhận quà 20/11

Thầy giáo chụp ảnh cưới trò cũng đòi đi cùng

Nhớ lại những ngày đầu chập chững bước vào nghề giáo, lại gắn bó với trẻ tự kỷ, thầy Thượng bộc bạch: "Ngày ấy nghĩ đơn giản lắm, nên mình sợ mỗi khi phải dạy các trẻ đặc biệt. Còn bây giờ ngấm nghề rồi, thấy thương các em hơn vì xã hội vẫn không có cái nhìn thiện cảm.

ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau
Thầy giáo trẻ rất gần gũi với học trò của mình.

Nhiều người ngoài miệng thì cười, nhưng con cháu họ đến chơi là ngay lập tức người xa bế đi hoặc cho tránh xa. Họ sợ rằng con cháu sẽ bị lây như bệnh truyền nhiễm. Các con thì cứ ngơ ngác, hồn nhiên, thấy bạn là chạy đến chơi chứ cũng chẳng biết rằng bị kỳ thị", thầy giáo ngậm ngùi chia sẻ.

Khi được hỏi về những khó khăn của thầy cô giáo khi chăm trẻ tự kỷ, thầy Thượng phân tích: "Mình nghĩ khó khăn nhất là kiểm soát cảm xúc khi dạy. Giáo viên muốn gắn bó được với trẻ tự kỷ thì phải nắm được đặc điểm riêng của từng bạn, chơi cùng với con. Xong rồi để con dạy mình rồi mới nghĩ tới việc dạy lại con được. Ai gặp mà dạy ngay là coi như 50% thất bại".

Mỗi trẻ tự kỷ lại các những thế mạnh và khiếm khuyết riêng. Nhiệm vụ quan trọng của thầy cô là phải phát hiện và phát huy ưu điểm, đánh giá chuẩn những khiếm khuyết để khắc phục. "Thầy cô nào mà qua loa, tắc trách chút nào là khổ các em chút ấy", thầy giáo tâm sự.

Theo thầy Thượng, trẻ tự kỷ khó khăn hơn những trẻ khác ở chỗ các em không tự nói ra được những vấn đề gặp phải đơn giản như đau bụng, đau đầu, hay đau ở đâu đó. Nên khi trẻ có dấu hiệu là thầy cô phải theo sát luôn. Những bạn ban đầu chưa tự phục vụ, khi ngủ trưa cùng thầy cô ị lên người, tè lên tóc hay nôn trớ vào thầy cô là chuyện bình thường.

Nhiều bạn phần lớn thời gian là ở cùng các thầy cô. Một tuần bố mẹ đón về 1 lần. Có những bạn lớn rồi vẫn ở cùng với thầy cô, các con lại to khỏe hơn cả thầy cô nên mỗi lần đưa đi khám và nhổ răng, 3-4 người lực lưỡng mới giữ được. Cả phòng bác sỹ phải lắc đầu.

Có cậu học trò ở với thầy Thượng đã được 2 năm, bố mẹ của em dự kiến bây giờ con tiến bộ rồi thì gửi ở với thầy giáo cho đến khi vào lớp 1. Thầy Thượng có trách nhiệm tìm trường gửi cho con, học xong lại về với thầy.

"Trò này ngày trước thì ai cũng ngán dạy, vì cậu ta nặng và ì quá. Gia đình phía nội ngoại nhất quyết đòi cho về nhà nhưng may mà bố mẹ rất tâm huyết với con, theo sát cùng với mình cho con tiến bộ từng chút một. Bây giờ khi con tạm ổn thì bố mẹ hắn cũng thở phào, rất phấn khởi chứ ko lo như ngày trước", thầy Thượng chia sẻ.

Kể thêm về cậu học trò "cưng" này, thầy giáo bật cười chia sẻ: "Mình đi đâu thì "ông ấy" cũng đòi đi cùng cho bằng được. Đi vệ sinh cũng phải cho ngồi bô cùng, vừa ăn cơm vừa thò chân ra cho "ông ấy" ngắm thìu mới chịu ngủ yên, đi tắm thì tất nhiên là tắm chung rồi. Có năm trước 28 Tết vẫn ở lại với mình, đến khi bà mình báo lên mất thì bố mẹ mới cho mình về. Năm nào cũng hai thầy trò ở lại Hà Nội, buồn quá lại dắt nhau lên phố, mình đi chụp ảnh cưới cũng theo đi".

ngay 2011 cua thay giao day tre tu ky mong con chuc thay duoc thanh cau Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'

Đó là chia sẻ của thầy Lô Văn Thanh, giáo viên điểm trường Huồi Máy, Quế Phong, Nghệ An về ngày Nhà giáo Việt Nam ...

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.