Ngừng tập trận-Bước nhượng bộ nhỏ mà đúng đắn của Mỹ với Triều Tiên

Mỹ nhượng bộ và đổi lại là sự thành công của Thượng đỉnh Mỹ-Triều và cả triển vọng phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.

Mỹ và Hàn Quốc đã tuyên bố ngừng các cuộc tập trận quân sự chung để đổi lấy việc Triều Tiên thực hiện các bước đi vững chắc trong tiến trình phi hạt nhân hóa.

Thực tế, hai đồng minh Mỹ-Hàn sẽ phải có thêm các hành động quân sự nữa nhằm đáp ứng các điều kiện tiên quyết để Triều Tiên tiếp tục tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa.

ngung tap tran buoc nhuong bo nho ma dung dan cua my voi trieu tien
Thượng đỉnh liên Triều và Mỹ-Triều nối tiếp thành công. Ảnh: AP

Theo đó, Mỹ giảm số binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc có thể là bước tiếp theo sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có được thành công lớn tại cuộc gặp Thượng đỉnh ở Singapore hôm 12/6.

Kịch bản khả thi khi Mỹ rút quân

Đứng đầu các kịch bản quân sự khả thi nhất mà Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành sau cam kết tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều là việc Mỹ rút bớt quân khỏi Hàn Quốc. Đây cũng là điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện.

“Tôi muốn đưa các binh sĩ Mỹ về nước. Nhưng đó không phải là một phần của sự cân bằng vào lúc này. Mặc dù vậy, chúng tôi sẽ dừng trò chơi chiến tranh”, Tổng thống Trump khẳng định trước báo chí quốc tế.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Trump nhắc tới việc giảm quân số binh sĩ tại Hàn Quốc. Ngay khi nhậm chức đầu năm ngoái, ông đã phàn nàn về vấn đề duy trì quân đội tại Hàn Quốc, đồng thời yêu cầu nước đồng minh này chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ.

Có được cam kết từ chính Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc chấm dứt các hành động khiêu khích quân sự, giải giáp vũ khí hạt nhân…, Tổng thống Mỹ được kỳ vọng sẽ có hành động tương xứng trong bối cảnh tích cực hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên.

Song một số ý kiến chỉ trích vẫn cho rằng, Tổng thống Mỹ cần nhanh chóng thúc đẩy việc rút bớt binh sĩ Mỹ tại Hàn Quốc. Nhất là khi, Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thảo thuận tiến tới chấm dứt chính thức cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại bàn Thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4. Giới quan sát khẳng định, khi không còn chiến tranh thì không còn lý do gì để binh sĩ Mỹ tiếp tục đồn trú tại Hàn Quốc.

Dưới con mắt các nhà quan sát, việc dừng tập trận Mỹ-Hàn và rút quân là bước đi đúng hướng của Tổng thống Trump. Với đầu óc của một nhà kinh tế, ông Trump đã nói rằng: “Trò chơi chiến tranh là quá đắt đỏ”.

Theo các nguồn tin, một vấn đề quan trọng khác cũng đang được thảo luận giữa Washington và Seoul sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều là việc rút Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ triển khai Hàn Quốc. Hệ thống này có mặt tại Hàn Quốc là nhằm giám sát và bắn hạ các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng của Triều Tiên.

Với vấn đề này, Tổng thống Trump đã nhận được sự đảm bảo từ Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, theo đó ông Kim khẳng định Triều Tiên đã phá hủy một bãi thử động cơ tên lửa lớn của nước này. Nếu Bình Nhưỡng giữ đúng cam kết, đồng thời từ bỏ các cơ sở tên lửa của mình, thì nước này hoàn toàn có thể yêu cầu Washington rút THAAD khỏi Hàn Quốc.

Bước nhượng bộ nhỏ mà đúng đắn

Giới phân tích trong những ngày qua đã phải thừa nhận sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong lập trường an ninh quân sự của 2 đồng minh Mỹ-Hàn vì mục tiêu hòa bình và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Giáo sư Park Won-gon tại Khoa Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Handong Global nhìn nhận: “Sự nhượng bộ của Mỹ là một bước nhỏ, nhưng đúng đắn với cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên của Tổng thống Donald Trump. Hai kẻ thù dự kiến sẽ xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và đạt được đà thúc đẩy hòa bình và phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên”.

Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in cũng nhấn mạnh, Mỹ-Hàn đang có sự thay đổi linh hoạt khi sử dụng sức ép quân sự. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc đồng thời tuyên bố sẵn sàng ngừng tập trận chung với Mỹ.

Thông báo mới nhất từ một quan chức cấp cao Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Seoul và Washington đang thảo luận nghiêm túc và sẽ sớm công bố quyết định có ngừng cuộc tập trận “Người Bảo vệ Tự do Ulchi” diễn ra tháng 8 hàng năm hay không?

“Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận giữa Mỹ với Hàn Quốc và giữa Mỹ với Triều Tiên. Với tiến triển đạt được trong các cuộc thảo luận, chúng tôi sẽ dự tính bắt đầu các cuộc đàm phán về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh và việc thay thế Hiệp định đình chiến bằng một Hiệp ước hòa bình vào một thời điểm thích hợp”, quan chức chính phủ Hàn Quốc khẳng định.

Giới quan sát tại Hàn Quốc đang rất lạc quan trước động thái tích cực của tất cả các bên.

“Phía Triều Tiên cũng dự kiến có một bước đi cụ thể hơn trong cam kết phi hạt nhân hóa. Điều này sẽ đẩy nhanh nỗ lực ký kết một Hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953”, Giáo sư Yang Moo-jin chuyên nghiên cứu tình hình Triều Tiên đưa ra nhận định tích cực.

Trong khi đó, cựu chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc cũng tuyên bố ủng hộ hết mình việc ngừng tập trận chung, dù ông cho rằng mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên vẫn còn.

“Sau Hội nghị Thượng đỉnh, chúng ta đã đạt được sự tích cực và sự khác biệt đáng kể. Toàn bộ tình hình và bối cảnh đã thay đổi. Chúng ta nên ngừng tập trận để xem liệu ông Kim Jong-un có thực sự nghiêm túc trong các cam kết của mình”, ông Harry Harris phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Tân Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc khẳng định rằng, lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình ông thấy thế giới là “một nơi có thể có hòa bình thực sự”.

ngung tap tran buoc nhuong bo nho ma dung dan cua my voi trieu tien Ông Trump "hứng gạch đá" vì chào kiểu nhà binh với tướng Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy ông chào kiểu nhà binh với một vị tướng ...

ngung tap tran buoc nhuong bo nho ma dung dan cua my voi trieu tien Khách sạn Singapore Kim Jong-un từng ở vẫn hạn chế nhận khách

Khách sạn St. Regis chưa cho khách đặt các phòng mà phái đoàn Triều Tiên từng nghỉ lại trong thời gian ở Singapore để họp ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.