Cặp đôi đồng tình nam nổi tiếng ở Việt Nam. (Ảnh: NVCC). |
Giải thích thuật ngữ
Trước khi phân tích nhãn dán người yêu của LGBT là ai thì chúng ta cần phải tìm hiểu lại khái niệm về người đồng tính, dị tính song tính và nhãn dán.
Để phân biệt các khái niệm này, những nhà nghiên cứu đưa ra một thuật ngữ “xu hướng tính dục” để chỉ tính bền vững về tình cảm và/hoặc tình dục hướng. Từ đó, phân ra các loại du hướng tính dục:
Dị tính là người thấy hấp dẫn bởi người khác giới.
Đồng tính là người hấp dẫn bởi người cùng giới.
Song tính là người thấy hấp dẫn bởi cả hai giới.
Nhãn dán là cách mỗi người tự gắn cho mình sau một thời gian trải nghiệm mình thực sự thích gì, muốn là ai. Nói cách khác, nhãn dán chính là việc người ta tự nhận mình là gay, les, chuyển giới, vô tính hay dị tính. Bởi “tự công khai mình là ai” sẽ kéo theo mặc định những người khác sẽ nhìn nhận họ như vậy. Điều này khá trừu tượng và khó xác định chính xác về xu hướng tính dục thực chất của bạn. Và cũng cần phải trải qua một thời gian trải nghiệm và trau dồi kiến thức, người trong cuộc mới có thể tìm được nhãn dán chính xác cho mình.
Trường hợp của bạn D.V.T (sinh viên Đại học Bách khoa) là ví dụ điển hình. T. cho biết: “Mình sinh ra là con trai. Ở thời điểm biết yêu, mình chỉ có cảm xúc với con trai . Ban đầu chưa biết đến các thuật ngữ như đồng tính, mình tự nhận mình là bê đê. Đến năm cấp 3, có mạng tìm hiểu mình mới biết, hóa ra mình là gay. Lên đại học, trải qua nhiều mối quan hệ tình yêu mình lại nhận ra mình là người vô tính, không có nhu cầu về tình dục. Tức là phải mất rất nhiều năm mình mới biết, mình là gay, vô tính. Có nhiều bạn phải cần khoảng thời gian rất dài, có thể cả cuộc đời mới nhận ra mình thực sự là ai.”
Không ít bạn LGBT phải mất rất nhiều năm nhận ra mình là ai. (Ảnh: Ngôi sao). |
Người yêu của LGBT có phải là “người dị tính”
Người yêu của đồng tính
Một cuộc khảo sát diễn ra với 20 cặp đôi đồng tính yêu nhau, thì có tới 70% người trong cuộc nhận họ là đồng tính nam/nữ còn người yêu mình là “trai thẳng, gái thẳng” (hay còn gọi là người dị tính). Vậy điều này có đúng?
Xét về mặt định nghĩa, người dị tính là người có xu hướng tình dục dị tính tức là, người nam sẽ yêu người nữ hay ngược lại. Trong khi đó, thực tế, “gái thẳng” yêu một đồng tính nữ thì rõ ràng rằng điều này sẽ vi phạm “định nghĩa về người dị tính”. Vì người con gái được mặc định là dị tính kia đang có sự hấp dẫn về mặc tình cảm và tình dục với người cùng giới với mình. Điều có thể xảy ra chính là “gái thẳng” kia sẽ phải là người song tính, theo đúng định nghĩa về song tính (có khả năng hấp dẫn với cả hai giới). Vấn đề này sẽ được lý giải tương tự với người đồng tính là nam có người yêu.
Cặp đôi đồng tính nữ Việt Nam. (Ảnh: NVCC). |
Người yêu của chuyển giới
Cũng tương tự theo cách phân tích về người yêu của người chuyển giới, đối với người chuyển giới chưa phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục thì người yêu của họ nếu được mặc định là “người dị tính” thì sẽ vi phạm “định nghĩa về người dị tính”. Về thực tế, họ cũng đang hấp dẫn về mặt tình cảm với một người cùng giới về mình theo sinh học.
Một nghiên cứu khác cũng đưa ra, một người chuyển giới nữ có thể yêu một cô gái hay ngược lại. Nhiều người lầm tưởng rằng đây là mối quan hệ dị tính nhưng thực chất, đó lại là tình yêu đồng tính vì người nam ban đầu đó tự mặc định mình là con gái và có xu hướng tình cảm và tình dục với bạn cùng giới.
Người yêu của song tính
Người yêu của họ sẽ có thể gắn nhãn dán là đồng tính, chuyển giới. Nếu họ yêu một người cùng giới thì người đó sẽ là đồng tính nữ/nam. Nếu họ yêu người khác giới thì người đó sẽ mang nhãn dán dị tính.
Trúc Vy (chuyển giới nam) và Bích Hà (song tính). (Ảnh: Saostar). |
Nhận định này đưa ra dựa trên nhóm đối tượng có tình yêu đều xuất phát từ hai phía.
Người ta thường ví xu hướng tính dục như một đường thẳng với hai cực nam nữ. Nếu bạn là đứng ở giữa sẽ là song tính. Khi đi về phía nam/nữ trong vai trò một nữ/nam bạn sẽ là dị tính và ngược lại bạn sẽ là đồng tính. Thực tế, con người thường đứng ở những điểm giữa trên đoạn thẳng ấy vì xu hướng tình dục luôn là vấn đề rộng mở, đôi lúc mơ hồ và khó xác định chính xác mình là ai.
Nhiều bạn phải qua một thời gian dài để trải nghiệm mới biết thực sự mình cần gì, mình yêu ai. Bên cạnh yếu tố thời gian, sự tiếp thu kiến thức cũng là yếu tố quan trọng để mỗi người tự gắn “nhãn dán” cho mình một cách chính xác.
Đó cũng là nguyên nhân gây ra cách hiểu nghịch lý về nhãn dán của người yêu LGBT.
Theo Trịnh Văn Tuân
(Nguyên cán bộ Viện Hàn lâm, chủ tịch Pflag Hà Nội)
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019