Nhà bị nứt toác: Dân 'tố' do nổ mìn làm thủy điện, chủ đầu tư bảo lượng thuốc nổ đúng quy định

Nhiều người dân bức xúc khi công trình xây dựng thủy điện cho nổ mìn khiến nhiều nhà cửa bị hư hỏng, nứt toác.

Nhà nứt, ngói rơi

Theo phản ánh của một số người dân thôn Phú Thuận, xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), đầu năm 2018 đến nay, các vụ nổ mìn trên sông Krông Nô đã khiến nhiều căn nhà bị nứt, hư hỏng.

Theo các hộ dân, các vụ nổ mìn trên sông Krông Nô xuất phát từ dự án thủy điện Chư Pông Krông.

Bà Cao Thị Thuận cho biết, căn nhà của bà được xây dựng năm 2017 với giá trị gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi dự án thủy điện Chư Pông Krông được khởi công xây dựng, nhà bà đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.

Nhớ lại lần nổ mìn gần đây, bà Thuận cho hay khoảng 11h30, ngày 8/3 khi gia đình bà ăn cơm thì bỗng nghe tiếng nổ lớn. Lúc này toàn bộ chén bát trên mâm cơm rơi xuống vỡ nát.

Không những thế căn nhà cũng bị rung chuyển khiến gia đình bà Thuận vô cùng bất an. Cả gia đình bà lo lắng nếu cứ tiếp diễn những vụ nổ như vậy, sự an toàn của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Tương tự, một người dân khác là bà Lê Thị Thuận cũng cho biết căn nhà của gia đình bà cách bờ sông nơi đang thi công công trình thủy điện chưa đầy 200m. Mỗi lần có nổ mìn, ngôi nhà của bà lại rung lên, ngói trên mái nhà rơi xuống.

lam ro vu viec no min de lam du an thuy dien khien nhieu nha dan bi nut toac
Bà Lê Thị Thuận bên cạnh ngôi nhà có nhiều vết nứt của mình (Ảnh: Trang Anh)

Ngoài ra, bức tường cũng xuất hiện hàng trăm vết nứt, có những vết nứt dài đến vài mét kéo từ trên tường xuống tận nền nhà.

Sau khi nhận được phản ánh của người dân, UBND tỉnh Đắk Nông đã có ý kiến với UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân khu vực nổ mìn.

Bên cạnh đó, xác định mức độ thiệt hại và có phương án hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng (nếu có) do quá trình thi công thủy điện.

lam ro vu viec no min de lam du an thuy dien khien nhieu nha dan bi nut toac
Nhiều vết nứt xuất hiện trong nhà (Ảnh: Trang Anh)

Nhà xây dựng trên nền đất cát, ít vật tư nên không đảm bảo chất lượng?

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc (chủ đầu tư dự án thủy điện Chư Pông Krông) cho biết, vẫn chưa thể khẳng định việc nổ mìn gây hư hại nhà của các hộ dân sinh sống khu vực lân cận.

Theo bà Minh, chủ đầu tư đã thuê chi nhánh của Công ty CP Sông Đà 505 thi công hạng mục liên quan đến nổ mìn và thực hiện theo đúng quy định về giấy phép, khối lượng thuốc nổ… nên có thể nhà dân bị nứt là do xây dựng trên nền đất cát, ít vật tư nên không đảm bảo chất lượng.

Còn ông Nguyễn Ngọc Thông, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn – Môi trường (Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk) cho biết, vào ngày 5/6, Sở đã thành lập đoàn đi kiểm tra và nhận thấy việc nhà dân bị nứt một phần do việc nổ mìn.

Theo vị trưởng phòng, hiện tại đã có 25 hộ dân ký vào đơn phản ánh cho rằng việc nổ mìn gây hư nhà cửa và tài sản.

Ngay sau đó, đoàn công tác đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công tiến hành thỏa thuận, bồi thường cho người dân.

Đến ngày 15/7, nếu chủ đầu tư và đơn vị thi công không có phương án thỏa thuận với người dân thì đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông chỉ định đơn vị có chức năng xác định mức độ hư hại do nổ mìn để có phương án đền bù cho người dân.

Chuyển đổi đất rừng để cho công ty thuê xây dựng thủy điện

lam ro vu viec no min de lam du an thuy dien khien nhieu nha dan bi nut toac
Công trình thủy điện được xây dựng (Ảnh: Trang Anh)

Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định bổ sung Dự án thủy điện Chư Pông Krông vào quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh sau khi Bộ Công thương có ý kiến đồng thuận.

Sau đó, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc (tỉnh Đắk Lắk) đã xây dựng dự án nhà máy Thủy điện Chư Pông Krông có công suất thiết kế 7,5 MW, được xây dựng trên sông Krông Nô, ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.

Tháng 2/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đề nghị chuyển đổi 5,41 ha đất rừng đặc dụng thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka (huyện Lắk) để làm thủy điện Chư Pông Krông.

Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk tạm dừng việc chuyển đổi đất rừng đặc dụng, giữ nguyên hiện trạng.

Tiếp đến, vào tháng 4/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có công văn kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét có ý kiến đồng thuận trong việc chuyển giao số diện tích này cho UBND huyện Lắk quản lý. Trên cơ sở đó, lập thủ tục chuyển sang đất phi nông nghiệp và cho Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc thuê làm thủy.

Về vấn đề này, UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng, diện tích 5,41 ha không còn rừng, dự án thủy điện Chư Pông Krông đã được tỉnh đưa vào quy hoạch, được Bộ Công thương đồng ý vào năm 2007.

Do đó, việc xây dựng nhà máy thủy điện Chư Pông Krông sẽ không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka.

Ngày 11/8/2017, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk phải xem xét, xử lý việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng theo đúng các quy định của pháp luật.

Đến ngày 14/9/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định điều chỉnh giảm 5,41 ha đất do Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Ka quản lý ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao diện tích cho UBND huyện Lắk quản lý sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

Sau đó, UBND tỉnh Đắk Lắk ra quyết định cho Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc thuê số diện tích này trong thời gian 50 năm để làm dự án nhà máy thủy điện Chư Pông Krông.

lam ro vu viec no min de lam du an thuy dien khien nhieu nha dan bi nut toac Nổ mìn đánh cá mùng 6 Tết, một ngư dân tử vong

Khi đang nổ mìn để đánh cá trên biển thì một ngư dân bị mìn nổ trúng người và tử vong ngay sau đó.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.