Nhà đầu tư quan tâm mạnh đến logistics, các thương vụ tỷ đô sẽ xuất hiện ngày càng nhiều năm nay?

Các giao dịch lớn đang gia tăng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh niềm tin và tiền mặt của nhà đầu tư ngày càng tăng.
Lý giải nguyên nhân giá trị giao dịch bất động sản ngày càng lớn - Ảnh 1.

Khối lượng đầu tư vào bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ vượt mốc 200 tỷ USD trong năm nay. (Ảnh minh họa: CNBC).

Theo JLL, thời gian gần đây, một loạt các giao dịch bất động sản thương mại lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đã được ký kết. 

Cụ thể, trong tháng đầu tiên của năm 2022, Frasers Commercial Trust đã bán Cross Street Exchange, một tòa nhà phức hợp ở trung tâm Singapore, với giá 602 triệu USD. 

Chưa đầy hai tuần sau đó, một giao dịch giá trị cao khác cũng được ghi nhận tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi mà tòa nhà văn phòng Alpharium Tower thuộc sở hữu của ARA ở Pangyo, Hàn Quốc đã được Mastern Asset Management thu mua với giá 853 triệu USD.

Những giao dịch quy mô lớn như trên khá hiếm hoi trong thời gian đầu đại dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, sự quan tâm đến các thương vụ trị giá trên 300 triệu USD đã bắt đầu quay trở lại vào năm 2021, đặc biệt là trong lĩnh vực đang bùng nổ - logistics. Điển hình là thương vụ Blackstone bán 2,9 tỷ USD danh mục đầu tư logistics tại Úc cho nhà quản lý bất động sản ESR Cayman và GIC của Singapore.

"Các giao dịch lớn sẽ trở nên phổ biến trong năm nay khi các nhà đầu tư dồn vốn để mở rộng sự hiện diện của họ trong lĩnh vực bất động sản của khu vực, vốn đã sẵn sàng cho sự phục hồi mạnh mẽ khi các nền kinh tế mở cửa trở lại", ông Stuart Crow, Giám đốc điều hành Thị trường vốn châu Á  - Thái Bình Dương, JLL, nói.

Quy mô giao dịch dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay ở châu Á - Thái Bình Dương, một phần do sự mạnh mẽ của nhu cầu đầu tư bất động sản thương mại - lĩnh vực có lượng đầu tư đã tụt xuống dưới mức thấp nhất của 7 năm qua.

Dữ liệu từ JLL cho thấy, các tổ chức tại khu vực châu Á có thể phải triển khai thêm 34% vốn vào bất động sản để đáp ứng mục tiêu của họ về số vốn phân bổ thực tế vào thị trường này trong danh mục đầu tư.

Bà Regina Lim, trưởng bộ phận Thị trường vốn châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Với lượng tiền mặt kỷ lục và nhu cầu tiêu thụ ngày càng mở rộng, chúng tôi kỳ vọng đà tăng vào năm 2022 và vẫn kiên định với quan điểm rằng khối lượng đầu tư sẽ vượt mốc 200 tỷ USD".

Đáng chú ý, báo cáo thị trường vốn khu vực châu Á - Thái Bình Dương quý IV/2021 của JLL cho thấy, thị trường logistics đang dẫn đầu về lượng đầu tư. Tổng vốn triển khai trong lĩnh vực này đã tăng gấp 4 lần trong hai năm qua.

Sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics kết hợp với sự phục hồi trên các lĩnh vực văn phòng, bán lẻ và khách sạn đã thúc đẩy thị trường bất động sản thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương tăng 26% trong năm 2021, với các khoản đầu tư trực tiếp đạt 177 tỷ USD.

Bà Lim nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA: "Số tiền huy động được cho đầu tư vào lĩnh vực logistics trong năm 2021 đã tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ phải được triển khai trong vòng 2 - 3 năm tới. Hiện vẫn đang có sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đối với lĩnh vực này. Một phần nguyên nhân do sự tăng trưởng cho thuê mạnh mẽ và nhận thức của nhà đầu tư về đa dạng hóa danh mục đầu tư đã được nâng cao, cả về mặt địa lý và giữa các lĩnh vực".

Theo kết quả từ một cuộc khảo sát của JLL, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng khối lượng giao dịch sẽ tăng hơn nữa vào năm 2022. Trong đó ít nhất 50% nhà đầu tư thể hiện sự ưa thích đối với các tài sản giá trị lớn. 

"Các nhà đầu tư muốn tiếp xúc nhiều hơn với bất động sản châu Á - Thái Bình Dương để tận dụng lợi nhuận hấp dẫn từ lĩnh vực này và sẵn sàng thực hiện các giao dịch sáng tạo hơn để đa dạng hóa danh mục đầu tư", trưởng bộ phận Thị trường vốn châu Á - Thái Bình Dương nhận định.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.