Cục Thuế TP.HCM vừa truy thu 4,1 tỷ đồng của một cá nhân được Google và Facebook chuyển cho 41 tỷ đồng trong 2 năm từ việc viết một trò chơi có lượt tải rất nhiều trên Internet, các kênh Youtube, Facebook đã chạy quảng cáo trên các chương trình này và trả phí.
Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cũng truy thu thuế đối với một người dân. Theo đó, từ năm 2014 đến 2017, người này được Google trả hơn 727.000 USD (khoảng 17 tỷ đồng).
Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa) đã chia sẻ với Zing.vn về tính pháp lý quanh nội dung này.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp khẳng định cá nhân, tổ chức vi phạm nghĩa vụ thuế sẽ bị xử lý.
Việc kê khai, nộp thuế là nghĩa vụ phải biết, phải thực hiện của mỗi công dân được quy định trong luật. Cố tình không kê khai, nộp thuế là hành vi vi phạm pháp luật hiện hành. Nghĩa vụ này được quy định cụ thể trong Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thực tế, cơ quan chức năng hiện gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện, thu thuế những cá nhân có thu nhập chịu thuế. Đặc biệt với những cá nhân, tổ chức phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo, viết game, ứng dụng Internet.
Họ được các tổ chức như Google, Facebook, Youtube… trả tiền thông qua chuyển khoản, chủ yếu vào tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay giữa cơ quan thuế và những nơi khác như nhà mạng, ngân hàng, cổng trung gian thanh toán chưa có cơ chế phối hợp.
Ngoài ra, rất nhiều cá nhân, tổ chức hợp tác với các đối tác nước ngoài nên cơ quan thuế khó kiểm soát được số lượng. Hiện nay, việc thu thuế vẫn chủ yếu căn cứ vào ý thức chấp hành của người nộp thuế đến kê khai.
Điều 7 Luật Quản lý thuế 2006 và Thông tư 92/2015 quy định, cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng không phải kê khai, nộp thuế.
Tuy nhiên, người có doanh thu trên mức này thì phải kê khai, nộp thuế với tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
Như vậy đối với những cá nhân nhận tiền từ các tổ chức Google, Facebook, Youtube… được tính là phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ.
Do đó, họ phải chấp hành quy định với tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân như trên.
Với cơ quan thuế, cần chủ động kiểm tra, thanh tra để phát hiện đối tượng cố tình trốn, gian lận thuế. Khi phát hiện vụ việc, cơ quan chức năng có thể chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra, khởi tố điều tra để có hình phạt nghiêm khắc, răn đe.
Theo luật hiện hành, người vi phạm các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước có thể bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm kê khai thuế.
Các chế tài phạt được quy định tại Nghị định 129/2013 và Thông tư 166/2013 quy định về xử phạt hành chính thuế.
Theo đó, mức phạt phạt tiền bằng 3 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận. Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc nộp đủ số tiền trốn, gian lận vào ngân sách.
Tuy nhiên, nếu có yếu tố hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2017.
Mức phạt tù cao nhất đối với tội trốn thuế là 7 năm. Hình phạt bổ sung gồm cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 1-5 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người được Google trả 17 tỉ đồng không nộp thuế vì không biết quy định phải nộp thuế?
"Người bí ẩn" ở Quảng Nam được Google chi trả gần 17 tỉ đồng nhưng không nộp thuế đã đến Cục thuế tỉnh Quảng Nam ... |
Nhiều người không thể vào được Facebook trên điện thoại Android
Nhiều người dùng tại Việt Nam đã không thể truy cập ứng dụng Facebook trên điện thoại dùng hệ điều hành Android trong sáng 14/8. |