Nhiều ngành sư phạm không có thí sinh!

Dù đã giảm mạnh chỉ tiêu trong năm nay nhưng nhiều ngành sư phạm vẫn không tuyển đủ thí sinh. Đáng chú ý có những ngành, trường ĐH không tuyển được thí sinh nào.
nhieu nganh su pham khong co thi sinh
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sáng qua 9.8. ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Hầu hết không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1

Để “siết” chặt chất lượng đào tạo khối ngành giáo viên, năm nay lần đầu tiên Bộ GD-ĐT công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển tối thiểu riêng cho khối ngành này (phương án xét kết quả thi bậc ĐH là 17 và bậc CĐ là 15). Bộ cũng cắt giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo khối ngành này trong cả nước. Nhưng kết thúc đợt 1 tuyển sinh, nhiều trường ĐH, CĐ đã không tuyển đủ thí sinh (TS) vào các ngành sư phạm (SP).

Theo công bố kết quả tuyển sinh đợt 1 của Trường ĐH Đồng Nai, có 2 ngành bậc ĐH và 4 ngành bậc CĐ đào tạo SP không có TS nào trúng tuyển. Cụ thể 2 ngành bậc ĐH gồm SP lịch sử và SP sinh học, mỗi ngành tuyển 20 chỉ tiêu. Bậc ĐH, ngành SP vật lý tuyển 20 chỉ tiêu nhưng hiện mới có 11 TS trúng tuyển. Các ngành bậc CĐ không có TS nào trúng tuyển gồm: SP mỹ thuật, SP âm nhạc, SP tin học và giáo dục thể chất (mỗi ngành cũng tuyển 20 chỉ tiêu).

PGS-TS Lê Kính Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đồng Nai, cho biết có 3 ngành CĐSP điểm chuẩn bằng 0 vì ngay thời điểm trường tổ chức thi năng khiếu đã không có TS dự thi (gồm SP âm nhạc, SP mỹ thuật và giáo dục thể chất).

Ngay sau công bố điểm chuẩn đợt 1, Trường ĐH Tây Nguyên đã công bố xét tuyển bổ sung nhiều ngành. Trong đó có một số ngành SP tuyển chỉ tiêu khá nhiều như: SP toán 14 chỉ tiêu, SP vật lý 12, SP sinh 20, SP hóa 10...

Tình trạng này còn xảy ra với nhiều trường CĐSP ở các địa phương. Trường CĐSP Ninh Thuận chỉ tuyển sinh 3 ngành trong năm nay nhưng ngành SP tin học không có TS trúng tuyển, SP tiếng Anh chỉ tuyển được 10 TS.

Tương tự, Trường CĐSP Đắk Lắk thông báo tuyển sinh 7 ngành SP với mức điểm 15. Nhưng theo danh sách TS trúng tuyển đợt 1, một số ngành rất ít TS trúng tuyển như: SP toán học 3 TS, SP tiếng Anh 3, SP ngữ văn 3, SP địa lý 2, đặc biệt SP sinh học chỉ có 1. Còn lại hầu hết TS trúng tuyển đợt này đều vào ngành giáo dục tiểu học.

Không mở lớp dù chưa xong đợt xét tuyển

Thạc sĩ Trịnh Đức Long, Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Đắk Lắk, cho biết một số ngành số TS trúng tuyển chưa nhiều nhưng đây mới chỉ là kết quả đợt 1. Trường sẽ tiếp tục xét đợt bổ sung và việc mở lớp sẽ quyết định cụ thể dựa vào tình hình thực tế sau khi việc xét tuyển hoàn tất.

Trong khi đó, có trường đã biết trước về khả năng không thể mở lớp trong năm nay dù mới kết thúc đợt 1 như Trường CĐSP Gia Lai.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Gia Lai, cho biết điểm chuẩn đợt 1 trường công bố chỉ đúng cho bậc CĐ với 2 ngành: giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non (cùng lấy 15 điểm). Ở bậc trung cấp, trường cũng chỉ tuyển được TS cho ngành SP mầm non.

Tuy nhiên, một số ngành có điểm chuẩn cao bất ngờ, đặc biệt là SP ngữ văn lên tới 23 điểm. Hai ngành SP hóa và SP lịch sử 20 điểm, SP tiếng Anh 19 điểm, SP toán và lý cùng lấy 18 điểm. Tiến sĩ Hà cho hay, điểm chuẩn các ngành này trường công bố cao hơn 1 điểm so với điểm thật của TS có điểm cao nhất đăng ký xét tuyển vào ngành đó.

Thí sinh bớt quan tâm tới SP

Tiến sĩ Bùi Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết số lượng TS đăng ký vào các ngành SP của trường năm nay giảm mạnh. Nếu tính tổng số nguyện vọng vào SP thì giảm tới 40% so với năm ngoái, riêng nguyện vọng 1 cũng giảm 40% và nguyện vọng 2 giảm tới 50%. Theo tiến sĩ Duy, các năm trước điểm chuẩn ngành SP luôn ở mức cao, năm nay giảm mạnh. Nếu TS không nhập học đủ số lượng trường đã gọi thì khả năng phải xét tuyển thêm một số ngành thuộc nhóm này như: SP lý, SP sinh, SP hóa.

Tương tự, thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, chia sẻ dù số TS đăng ký vào ngành SP đủ so với chỉ tiêu nhưng nói chung lượng TS quan tâm khối ngành này giảm nhiều trong năm nay. Dù giảm nhiều chỉ tiêu nhưng nhiều ngành SP điểm chuẩn năm nay bằng “sàn” 17 điểm (trong khi năm ngoái có ngành trên 22 điểm).

Lý giải sự sụt giảm này, tiến sĩ Bùi Hữu Duy cho rằng những vấn đề đặt ra với đào tạo giáo viên thời gian qua có sự tác động mạnh tới tâm lý lựa chọn của TS như: quy hoạch lại mạng lưới trường, việc làm, chính sách học phí…

Đại diện một trường ĐH tại ĐBSCL nói thêm, cùng với sự lo ngại của người học về cơ hội việc làm thì quy định điểm “sàn” riêng cho các ngành SP trong năm nay là nguyên nhân chính khiến các trường khó tuyển. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi “soi” vào điểm chuẩn rất thấp của nhiều trường SP địa phương trong năm 2017, có trường chỉ lấy 9 điểm 3 môn.

nhieu nganh su pham khong co thi sinh 22,5 điểm trượt cao đẳng sư phạm vì là thí sinh duy nhất đăng ký học ngành Văn

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cố ý đưa ra điểm chuẩn cao để nhiều thí sinh trượt nguyện vọng 1, trong đó có ...

nhieu nganh su pham khong co thi sinh Thanh Hóa: Đề án đào tạo sinh viên Sư phạm chất lượng cao không tuyển được SV

Nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn giáo viên THPT chất lượng cao giai đoạn 2022-2030, tỉnh Thanh Hóa đã “đặt hàng” và sẽ tuyển dụng ...

nhieu nganh su pham khong co thi sinh Điểm chuẩn ngành Sư phạm năm 2018: Qua rồi cái thời 9 điểm/3 môn đỗ đại học

Trong khi hầu hết các trường đại học khối y-dược, công an, quân đội có điểm chuẩn hạ từ 3-5 điểm so với năm 2017, ...

nhieu nganh su pham khong co thi sinh Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TDTT TP HCM năm 2018

Trường ĐH Sư phạm TDTT TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển xét theo điểm thi THPT quốc gia năm 2018.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.