Sơn La: Mẹ ăn nấm độc, con một tháng tuổi bị ngộ độc theo | |
Ăn nhầm nấm dại, hơn 700 người bị ngộ độc |
Ngộ độc nấm thường xảy ra ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh rất khó khăn. Do tập quán đi rừng hái rau, nấm về ăn, bà con hái phải nấm hoang dại, có độc, nên khi ăn thường cả gia đình đều bị ngộ độc. Có những hậu quả hết sức nặng nề, hơn một nửa gia đình hoặc thậm chí gần như cả nhà bị chết vì ngộ độc nấm.
Mỗi năm, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca ngộ độc nấm, con số tử vong cũng khoảng vài chục người.
Ngày 5/6, tại Sơn La, anh Hạng Seo Lưu đến nhà chị Vừ Thị Ly ở bản Po Mậu, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chơi và hái nhiều cây nấm lạ màu trắng mọc sau nhà để nấu canh.
Sau bữa canh nấm khoảng 2 giờ đồng hồ, cả 9 người trong gia đình đều có biểu hiện ngộ độc, với các triệu chứng: Đau đầu, nôn, đau bụng đi ngoài, da xanh tái và được đưa xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Châu để điều trị. Bệnh viện đã chuyển 7 bệnh nhân ngộ độc nặng về BV Đa khoa tỉnh. Tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh, các bác sĩ đã tiến hành xông rửa dạ dày, truyền giải độc, truyền dịch. Đến 16 giờ ngày 6/6, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe cơ bản hồi phục.
Đây là loại nấm độc mà gia đình bà Ly ăn và bị ngộ độc do cán bộ TTYT thuận Châu lấy mẫu từ thực phẩm còn sót lại. |
Điều trị cho bệnh nhân ngộ độc nấm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (Ảnh: Cục ATTP) |
Trước đó, vào lúc 7h ngày 28/3/2018 tại thôn Khâu Mèng thuộc xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, ông Sùng Diêu Hồng (sinh năm 1966) là chủ hộ, đã đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình cùng ăn.
Bữa ăn sáng gồm 4 người là ông Sùng Diêu Hồng, bà Thào Thị Vá (sinh năm 1970) - vợ ông Hồng; chị Ly Thị Pà (sinh năm 1995) là con dâu ông Hồng và anh Sùng Văn Hoàng (sinh năm 1990) là con trai ông Hồng.
Sau khi ăn nấm xong không có biểu hiện gì, đến khoảng 15h cùng ngày, cả 4 người trên xuất hiện dấu hiệu nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt. Đến khoảng 23h30 ngày 28/3, anh em trong gia đình đã đưa cả 4 nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Do chất độc quá nặng không thể cứu chữa được nên trong hai ngày 31/3 và 1/4, anh Sùng Văn Hoàng (con trai ông Hồng) và bà Thào Thị Vá (vợ ông Hồng) đã tử vong. Đến 17h ngày 2/4, chị Ly Thị Pà (con dâu ông Hồng) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Còn ông Sùng Diêu Hồng cũng trong tình trạng nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Loại nấm mà 4 người trong gia đình ông Hồng ăn phải là loại nấm gây ngộ độc chậm. Đây là loại nấm nguy hiểm, thường gây chết người sau khi ăn chỉ 1 mũ nấm, do viêm gan nhiễm độc phá huỷ tế bào gan, suy gan cấp, dẫn đến hôn mê gan.
Nạn nhân cuối cùng trong gia đình gồm 4 người bị ngộ độc nấm đã tỉnh táo. (ẢNh: Nhân dân) |
Chia sẻ trên Báo Nhân dân, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mùa hè đang là mùa nấm phát triển nhiều nên hay xảy ra ngộ độc nấm. Trong khi đó, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc. Trên thế giới hiện có hơn 5.000 loại nấm, trong đó có khoảng hơn 100 loài nấm độc mà về hình dáng bề ngoài rất khó phân biệt giữa nấm lành (ăn được) và nấm độc gây chết người. Thậm chí, đôi khi động vật ăn thử không bị ngộ độc nhưng khi con người ăn vào vẫn có thể bị ngộ độc.
Độc tố amatoxin có trong nấm cực độc. Độc tố amatoxin cũng rất bền vững trong nhiệt độ nên dù đun nấu cách nào cũng không loại trừ được độc tố. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì ăn nấm độc hoang dã được hái trong rừng. Nhiều loại nấm, bằng mắt thường chuyên gia về nấm cũng khó phân biệt. Việc cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm rất tốn kém và tỷ lệ tỷ vong tới hơn 50%.
Hình ảnh loại nấm độc tán trắng. Với mắt thường không thể phân biệt nấm độc và nấm lành. |
Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Biểu hiện ngộ độc nấm có thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20-30 phút, còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2-4 giờ, thậm chí xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa.
Với một số loại nấm gây ngộ độc sớm, thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy, nôn mửa, hạ huyết áp… Một số trường hợp còn có các biểu hiện như giãy giụa, co giật, mê sảng, đồng tử giãn, đỏ da, niêm mạc miệng và mắt khô, có các ảo giác như nhìn thấy các đốm sáng hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt…
Nhóm gây ngộ độc muộn thường rất nguy hiểm do dấu hiệu ngộ độc chỉ xuất hiện sau 6 – 12 giờ, thậm chí là 40 giờ. Các biểu hiện thường gặp ở nhóm này là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, nước tiểu vàng, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu… Với nhóm gây ngộ độc muộn, bệnh nhân tử vong rất nhanh chỉ sau vài ngày do suy gan, chảy máu nhiều, co giật…
Để phòng tránh ngộ độc nấm, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo: - Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm có màu sắc sặc sỡ. - Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ - Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc. - Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc. - Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu. - Khi bị ngộ độc nấm có thể sơ cứu bằng cách sử dụng biện pháp cơ học gây nôn cho bệnh nhân. Sau đó, cho người bệnh uống than hoạt tính liều 1 gam/kg cân nặng người bệnh, đồng thời cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. - Tiếp đó, khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Cần xác định thời gian từ lúc ăn nấm đến khi có triệu chứng ngộ độc, nếu dưới 6 giờ có thể điều trị ở trung tâm y tế xã, huyện, trên 6 giờ phải chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến tỉnh, nơi có điều kiện lọc máu mới hy vọng cứu sống được người bệnh. |
Lựa chọn nấm an toàn và xử trí kịp thời khi bị ngộ độc nấm
Nấm là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, đặc biệt trong những bữa ... |
Những loại nấm độc gây tử vong
Trong tự nhiên, nấm rất phong phú và đa dạng, có loài nấm dùng để chế biến món ăn, có loài dùng để làm thuốc. ... |
Cách xử trí và phòng ngừa ngộ độc nấm
Những loại nấm có đủ mũ, phiến, cuống, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độc. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm thường ... |