Những điều cần biết trước khi bệnh thủy đậu vào mùa

Bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông hàng năm và kéo dài cho tới hết mùa xuân. Bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt, người lớn cũng có thể mắc. Bạn nên chuẩn bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh bệnh thủy đậu cho mình và cả gia đình.

Bệnh thủy đậu là gì?

TS.BS Lương Thị Thu Hiền – Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp – Bệnh viện E cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật.

Những người có thể bị thủy đậu

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thủy đậu. Trẻ em từ 2-8 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người lớn vẫn có thể mắc bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Khi người lớn mắc bệnh, nhất là phụ nữ có thai, khả năng biến chứng sẽ cao và nặng hơn trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Khi khởi phát bệnh, người bị thủy đậu có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ, bắt đầu ở vùng đầu, mắt, rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh, hoặc chưa được tiêm vắc-xin đều cảm nhiễm với bệnh.

Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo.

nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua
(Ảnh: medicommi)

Mức độ nguy hiểm của bệnh

Thủy đậu là bệnh lành tính, nếu bệnh nhân được chăm sóc tốt, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ thì nhanh khỏi. Nhưng nếu để dẫn đến biến chứng, trong đó bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất, thì rất nguy hiểm. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng khác như viêm phổi, não, tiểu não... có thể nguy hiểm đến tính mạng, nếu có điều trị khỏi thì cũng sẽ để lại di chứng.

Chăm sóc người bệnh bị thủy đậu

Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt, những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua
Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. (Ảnh: Osesek)

Những sai lầm khi điều trị bệnh

Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.

Vậy nên, phụ huynh cần giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh cho việc trẻ gãi ngứa làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng để hạn chế biến chứng. Không cần phải kiêng ăn cho trẻ, chỉ nên kiêng những thức ăn trẻ bị dị ứng để tránh làm cho trẻ ngứa.

Phòng bệnh thủy đậu

Mặc dù bệnh thủy đậu có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là tiêm vắc-xin. Người lớn và trẻ em chưa mắc bệnh nên tiêm chủng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, đối với người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua
Đa số người mắc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vắc xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. (Ảnh: VTV)

Các bác sĩ khuyến cáo, thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua Vì sao tiêm phòng thủy đậu vẫn bị bệnh?
nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua Người lớn bị thủy đậu dễ gặp biến chứng nguy hiểm
nhung dieu can biet truoc khi benh thuy dau vao mua Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.