Những điều có thể bạn chưa biết về ngày Quốc tế chống kì thị LGBT

Vào ngày 17/5, cộng đồng LGBT trên toàn thế giới tổ chức nhiều hoạt động lớn nhằm kêu gọi chống kì thị với người đồng tính, song tính và chuyển giới.
nhung dieu co the ban chua biet ve ngay quoc te chong ki thi lgbt Người đồng tính khi đi hiến máu sẽ bị kiểm tra kĩ hơn so với người dị tính
nhung dieu co the ban chua biet ve ngay quoc te chong ki thi lgbt Cuộc đời ít ai biết về những nàng công chúa LGBT
nhung dieu co the ban chua biet ve ngay quoc te chong ki thi lgbt
Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới được chọn là ngày 17/5 hàng năm. Ảnh: Headstuff

Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT) được chọn là ngày 17/5 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thu hút sự quan tâm tới các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT.

Ngày này được hình thành vào năm 2004 sau những nỗ lực không ngừng của 24.000 cá nhân và các tổ chức LGBT lớn trên thế giới. Ủy ban IDAHO đã được thành lập nhằm điều phối các hoạt động ở các quốc gia khác nhau.

nhung dieu co the ban chua biet ve ngay quoc te chong ki thi lgbt Lâm Khánh Chi: 'Cộng đồng chuyển giới xấu hổ vì Hương Giang Idol'
nhung dieu co the ban chua biet ve ngay quoc te chong ki thi lgbt Cuộc đời ít ai biết về những nàng công chúa LGBT

Mục đích chính của việc thành lập Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT là nâng cao nhận thức về bạo lực, phân biệt đối xử và đàn áp các cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, từ đó tạo cơ hội để hành động và đối thoại với truyền thông, các nhà hoạch định chính sách, dư luận và xã hội. Một trong những mục tiêu được nêu ra vào ngày 17/5 là tạo ra sự kiện ở cấp độ toàn cầu.

Riêng năm 2013, sự kiện này được tổ chức tại gần 120 quốc gia, ở tất cả các khu vực trên thế giới. Đặc biệt, ngày Quốc tế chống kì thị LGBT diễn ra khá mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ Latinh.

IDAHOT đã trở thành một phong trào phân quyền, nhằm thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan truyền thông trên toàn thế giới nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong thái độ của mọi người với cộng đồng LGBT.

Những hoạt động thông thường bao gồm diễu hành đường phố quy mô lớn, tuần hành và lễ hội. Ví dụ ở Cuba, Mariela Castro, con gái của Chủ tịch Cuba Raul Castro đã dẫn đầu một cuộc diễu hành đường phố khổng lồ vinh danh ngày 17/5 trong suốt 3 năm qua. Tại Chile vào năm 2013, 50.000 người đã xuống đường kỷ niệm ngày 17/5.

Các sự kiện nghệ thuật và văn hoá cũng diễn ra phổ biến. Ví dụ, các nhà hoạt động người Bangladesh đã tổ chức lễ hội âm nhạc "Love Music Hate Homophobia" vào năm 2013. Các nhà hoạt động LGBT của Albania đã tổ chức đạp xe qua các đường phố của thủ đô Tirana trong năm 2012 và 2013. Vào năm 2013, sự kiện Global Rainbow Flashmob được tổ chức với sự tham gia của các nhà hoạt động từ 100 thành phố, ở 50 quốc gia.

Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đã được chính thức công nhận tại Canada, Italia, EU, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh, Mexico, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Pháp, Luxembourg và Venezuela,….

Tại Việt Nam, sự kiện này lần đầu tiên diễn ra vào năm 2011 với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các ban ngành, các phong trào xã hội, cộng đồng và truyền thông hướng đến những vấn đề bạo lực và phân biệt đối xử mà những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) phải trải qua.

chọn
Khu đô thị Tràng Cát của KBC tăng vốn gấp 11 lần lên 69.000 tỷ, sẽ phát triển gần 26.000 bất động sản
Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát của Kinh Bắc vừa được điều chỉnh vốn và tiến độ hồi tháng 1 vừa qua. Dự án này sẽ có quy mô 585 ha với 25.840 sản phẩm bất động sản, dự kiến đưa vào kinh doanh từ năm 2025 và vận hành vào năm 2032.