Những thắc mắc khi du lịch trong Covid-19

Đi hay hủy? Đi máy bay có dễ nhiễm nCoV? Đến nơi đâu an toàn?... là những câu hỏi được nhiều người đặt ra trước khi lên đường.

Không nên du lịch ở những nơi đang có ổ dịch lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc... là đáp án bất kì khách du lịch nào cũng có thể tự trả lời. Tuy nhiên, những câu hỏi khó hơn thì không phải ai cũng có đáp án chính xác.

Đi đâu an toàn?

Để trả lời được câu hỏi này một cách chính xác nhất, bạn nên thường xuyên cập nhật tin tức trên các trang tư vấn du lịch của chính phủ các nước. Một trong số đó là trang của Văn phòng Đối Ngoại và Thịnh vượng chung (FCO). Bạn có thể truy cập vào trang này và tìm kiếm, hoặc kiểm tra về quốc gia mà bạn đang định tới, xem nơi đó đã xuất hiện ca nhiễm nào chưa, hoặc số lượng là bao nhiêu để tự đưa ra quyết định.

Những thắc mắc khi du lịch trong Covid-19 - Ảnh 1.

Tôi có nên mua bảo hiểm sau khi đi du lịch? Câu trả lời là không. Bạn nên mua bảo hiểm cùng thời điểm với chuyến đi. Vì nếu có vấn đề phát sinh trước thời điểm bạn mua bảo hiểm, bạn sẽ không đủ điều kiện để nhận bồi thường. (Ảnh: Shutterstock).

Nếu chuyến bay bị hủy, tôi được hoàn tiền không?

Nhiều hãng bay đã hủy lịch trình đến những nơi bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nếu bạn mua vé trực tiếp từ các hãng hàng không, bạn đủ điều kiện để được hoàn tiền hoặc được chuyển thời điểm bay. Trong trường hợp bạn đổi lịch bay, du khách vẫn có thể trả thêm chi phí chênh lệch về giá vé. Nếu bạn đặt qua một bên thứ ba (đại lí du lịch), bạn cần phải liên hệ với họ để biết chính sách.

Sau khi hủy vé máy bay, vấn đề tiếp theo du khách cần quan tâm là hủy đặt phòng khách sạn. Một số khách sạn nằm ở tâm dịch tại Trung Quốc đều có chính sách miễn phí hủy phòng đối với du khách. Điều bạn cần làm là liên hệ với bên đặt phòng để biết mình có được miễn phí hủy hay không.

Nếu tôi quá sợ đi du lịch thì sao?

Các hãng hàng không, công ty lữ hành và bảo hiểm không có nghĩa vụ hoàn tiền dựa trên sự hoảng loạn. Vì vậy, nếu bạn quyết định không đi đến bất kì nơi nào ngoài những địa điểm nằm trong danh sách rủi ro, bạn sẽ không được hoàn tiền. Lí do giúp bạn có thể được công ty tour hay hãng bảo hiểm hoàn tiền trong trường hợp này là bạn bị bệnh, gặp vấn đề về sức khỏe nên không đi được. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trình giấy tờ chứng nhận hợp pháp từ bác sĩ.

Các nhà điều hành tour hoặc hãng bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn một kỳ nghỉ thay thế nếu tour gặp trục trặc, và tour đó bạn đi theo tư vấn của bên công ty. Ngoài ra, nếu tour bạn đặt và tour thực tế khác xa nhau, bạn cũng có quyền từ chối tham gia. Trong những trường hợp này, bạn sẽ được hoàn tiền.

Đại diện của văn phòng hãng lữ hành TUI ở Anh chia sẻ, trong trường hợp công ty không thể đưa bạn đi du lịch như đã cam kết do lệnh hạn chế đi lại giữa các nước, họ sẽ liên hệ với khách hàng. Hai bên sẽ cùng thảo luận để đưa ra phương án phù hợp nhất.

Có được bảo hiểm bồi thường khi hủy tour?

Hãy trò chuyện trực tiếp điều này với hãng bay, khách sạn và công ty lữ hành mà bạn mua vé, phòng hay tour để biết mình được hưởng quyền lợi đến mức độ nào. Nếu họ không thể giúp, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ các gói bảo hiểm du lịch đã trước đó. Các công ty bảo hiểm đều có chính sách cho phần hoãn hủy này để trợ giúp bạn. Ví dụ sẽ bồi thường tiền đặt phòng khách sạn nếu chuyến bay của khách hàng bị hủy.

Nếu tôi bị cách ly thì sao?

Bạn sẽ phải tuân theo yêu cầu của chính quyền địa phương nơi bạn đến. Bạn có thể sẽ ở lại nơi kiểm dịch 14 ngày. Tùy từng quốc gia, việc cách ly, chi trả y tế khám, chữa bệnh nếu bạn mắc nCoV sẽ được miễn phí hoặc không. Do đó, bạn cần phải kiểm tra kỹ càng về hợp đồng bảo hiểm du lịch đã mua trước đó, để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp phải thanh toán mọi hóa đơn y tế, di chuyển.

Tôi có nên du lịch vào lúc này?

Câu trả lời là tùy bạn. Nếu có bệnh sử (tiền sử các loại bệnh nào đó), và bạn có nguy cơ bị lây nhiễm cao, hãy ở nhà. Nhưng nếu dưới 50 tuổi, và khỏe mạnh, các kỳ nghỉ mùa hè sắp tới rất đáng để bạn cân nhắc.

Đi du thuyền lúc này có nguy hiểm?

Việc du thuyền trở thành ổ dịch hoặc bị nhiều quốc gia từ chối cập cảng đã tạo nên hiệu ứng e ngại ở nhiều du khách. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khiến các hãng tàu có biện pháp mạnh tay hơn trong việc đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách đi tàu. Họ áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như hủy bỏ đến những nơi có lệnh hạn chế di chuyển, đổi lịch trình, sàng lọc nghiêm ngặt hơn các hành khách lên và xuống tàu.

Hiện tại, các chuyến đi đến Trung Quốc và Đông Á bị nhiều hãng tàu hủy bỏ. Hiệp hội Du thuyền Quốc tế cho biết các thuyền viên đều có kinh nghiệm trong vấn đề vệ sinh. Nước khử trùng được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau trên tàu để khách và thuyền viên có thể sử dụng. Các tàu du lịch cũng đều có các biện pháp nghiêm ngặt để làm sạch, khử trùng trong và sau mỗi hành trình. Một số hãng tàu như Saga, Fred Olsen đang áp dụng chính sách miễn phí hủy đối với những khách hàng mới đặt tour.

Đi máy bay vào thời điểm này có đáng sợ?

Hầu hết các máy bay thương mại đều có bộ lọc HEPA (loại bỏ các hạt gây hại cho cơ thể người trong không khí). David Powell, cố vấn y tế của Hiệp hội Vận chuyển Hàng không quốc tế cho biết virus không thể tồn tại lâu trên ghế hay tay vịn. Việc tiếp xúc vật lý giữa người với người mới khiến bạn có nguy cơ lây bệnh cao nhất trên chuyến bay. Do đó, đeo khẩu trang và găng tay sẽ hạn chế được lây nhiễm.


chọn
Hưng Yên: Gần 10.000 tỷ đồng làm 56 km đường dọc sông Hồng, hoàn thành vào năm 2026
Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng có tổng chiều dài gần 56 km. Dự án đi qua địa phận ba huyện, một thành phố bao gồm huyện Văn Giang, huyện Khoái Châu, huyện Kim Động và TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên