Những thầy giáo già dưới mái trường Chu Văn An trên trăm tuổi

Từng là học sinh Trường Chu Văn An, sau đó họ trở lại đứng trên bục giảng, làm quản lý dưới mái trường có lịch sử 109 tuổi.
nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi Tâm sự thầy giáo kêu gọi làm cầu cho học sinh qua suối đúng dịp 20/11
nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi Ngày 20/11 của thầy giáo dạy trẻ tự kỷ: 'Mong con chúc thầy được thành câu!'
nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: 'Học sinh ở đây ăn còn không đủ, lấy đâu ra hoa hay quà mà tặng!'

Giờ đây, khi đã rời xa bục giảng, phấn bút nhưng các thầy vẫn đau đáu nghĩ về cách giáo dục - ngoài sự nghiêm khắc phải giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự bao dung.

nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi

Thầy Đinh Sỹ Đại trong ngày lễ 20/11 của Trường Chu Văn An.

Giáo dục bằng tình yêu thương

Sinh năm 1942, thầy Dương Ngọc Liên, cựu giáo viên Trường THPT Chu Văn An năm nay đã ở độ tuổi 75. Kỷ niệm ngày nhà giáo 20/11, năm nay Trường Chu Văn An tròn 109 tuổi. Thầy là một trong những giáo chức được trường mời về dự lễ, gặp mặt các bạn đồng niên để cùng nhau ôn lại một thời khó khăn và không ít vinh quang. Phải đến 10 giờ, buổi lễ mới bắt đầu nhưng 8 giờ sáng, ông giáo già đã quần âu, áo trắng ăn vận chỉnh tề đến kéo ghế ngồi sát cạnh lũ học trò để hỏi chuyện. Ánh mắt thầy toát lên niềm vui khó tả, kiểu như, phải lâu lắm thầy mới chạm vào những kỷ niệm thân thuộc, nơi thầy có gần 30 năm gắn bó.

Thầy kể rành mạch, minh mẫn về những ngày tháng học sinh rồi trở lại mái trường dạy học như một cơ duyên sâu nặng. Thầy chia sẻ, trước đây thầy rất thích ngành Y vì lẽ ông cha ta có câu: “Nhất Y nhì dược” nhưng sau đó, nghe lời ông bà, thầy thi sư phạm. Đứng trên bục giảng, truyền thụ kiến thức cho học sinh lại thấy gắn bó, say mê. “Năm 1977, khi đang là giáo viên ở Sóc Sơn (Hà Nội), vì nhà ở phố Đồng Xuân nên tôi có nguyện vọng được về gần nhà. Đáng lẽ tôi sẽ về Trường THPT Phan Đình Phùng nhưng vì là cựu học sinh trường Chu nên được thầy hiệu trưởng ưu ái nhận về và gắn bó từ đó đến khi nghỉ hưu”, thầy Liên kể.

Trường Chu thời đó là trường chất lượng cao, chưa hẳn là trường chuyên nhưng có lớp Toán chuyên nên việc dạy học rất chuyên. Thầy là giáo viên Vật lý, được phân giảng dạy ở lớp chuyên Toán nên những buổi học chính, học thêm thầy trò có nhiều kỷ niệm. Thầy Liên kể, trong cuộc đời làm nghề giáo, thầy đã bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia. Tuy nhiên, điều khiến thầy nhớ mãi là năm 1981, thầy may mắn bồi dưỡng được học sinh Hà Nội đầu tiên đoạt giải cao ở kỳ thi Vật lý quốc tế đó là em Vũ Ngọc Tươi. Kể về cậu trò này, thầy Liên nhớ: “Cứ giờ học Vật lý, cậu này không hề ghi chép bài, cứ ngồi nhìn bâng quơ. Thấy lạ, thầy gọi bài liên tục thì cậu ta trả lời vanh vách. Thấy học trò có trí tuệ, thầy ghi danh vào đội tuyển và bồi dưỡng rồi chính cậu ta đã làm nên chuyện trong kỳ thi năm đó”.

Thầy Liên tâm sự, 28 năm gắn bó dưới mái trường tên tuổi nên cả thầy và học trò đều phải nỗ lực, gương mẫu. Đặc biệt là thầy giáo, luôn phải ghi nhớ câu nói, phải giữ truyền thống của trường, phải đưa trường trở thành ngôi trường kiểu mẫu của cả nước. Thời kỳ đó, học sinh muốn vào trường phải trải qua các kỳ thi cạnh tranh gay gắt. Những học sinh được chọn vào trước hết phải có hạnh kiểm tốt và điểm cao.

Tuy nhiên, theo thầy Liên, học trò thời nào cũng vậy, nghịch như ma quỷ. Thầy nhớ, khóa thầy làm chủ nhiệm gần đây nhất có hai học sinh sinh đôi giống nhau i đúc. Một em rất giỏi các môn tự nhiên, một em giỏi các môn xã hội. “Đôi học sinh này thường hay trêu thầy bằng cách mặc quần áo i hệt nhau và hễ thầy gọi Vân Anh thì Vân Nga đứng dậy trả bài và ngược lại. Cho đến khi bị thầy phát hiện, chúng mới xin lỗi ríu rít”, thầy kể.

nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi

Thầy Dương Ngọc Liên kể về tháng ngày dưới mái trường trăm tuổi.

Điều đặc biệt ở ông giáo già là dù đã rời xa trường lớp hơn chục năm nay nhưng tình thương, sự bao dung, lo lắng cho học sinh vẫn luôn hiện hữu. Cách thầy kể về các lứa học sinh, giờ đã trưởng thành, thành danh ở đâu đó vẫn cứ như cách nói về những đứa trẻ mới lớn. Thầy kể, một lần, xem sổ đầu bài thấy có học sinh nam bị giáo viên phê 3 tội nặng nên thầy quyết định kỷ luật đình chỉ học tập 3 ngày. “Khi đó, gần đến ngày thi tốt nghiệp, tâm trạng tôi rối bời. Một mặt, tôi muốn học sinh phải nghiêm khắc nhận ra lỗi lầm để sửa chữa nhưng mặt khác tôi muốn em đó đi học đủ bài để có điểm thi cao”.

Thầy tâm sự, mình có quan điểm giáo dục ngoài nghiêm khắc còn phải bao dung, hướng dẫn học sinh chứ không quá khắt khe. Ví như chuyện, thời kỳ mới có lệnh cấm đốt pháo, ở lớp học sinh cầm chai bia lắc lắc rồi cho chúng phụt nổ tung tóe. Thấy thầy hiệu trưởng gần đến nơi, tôi với lớp trưởng quét vội vàng mảnh chai vun vào góc lớp che tội cho học sinh.

“Những lỗi lầm vụn vặt của trẻ, tôi thường nhìn chúng bằng ánh mắt yêu thương, tình cảm để xử lý. Có những học sinh phạm lỗi, tôi đứng ra bảo lãnh. Vì thế, sau này trưởng thành chúng rất biết ơn tôi. Nhiều em, giờ là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng này nọ ở nhiều đơn vị. Thi thoảng, chúng lại gọi điện hỏi thăm sức khỏe thầy. Chỉ vậy thôi mà tôi vui lắm”, ông nói.

Xây tượng đài 10 năm

Một trong những gương mặt nổi bật tại buổi gặp mặt các thế hệ thầy cô giáo Trường Chu Văn An năm nay có lẽ là thầy Đinh Sỹ Đại. Thầy nguyên là hiệu trưởng trường từ năm 1997-2008 và được nhiều giáo viên mến mộ vì sự đức độ, tài năng. Không còn làm công tác quản lý ở trường đến nay đã gần chục năm nhưng thầy vanh vách kể về những “cuộc cách mạng” nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức dạy học cũng như cách giáo dục học sinh.

Kể về duyên gắn bó với ngôi trường có lịch sử lâu năm, thầy Đại nói: “có lẽ tôi may mắn được chọn vì mình từng là cựu học sinh của trường. Tốt nghiệp ĐH Sư phạm năm 1964, thầy dạy học ở Khu tự trị Tây Bắc. Hòa bình lập lại, thầy trở về Hà Nội dạy học rồi làm hiệu trưởng. Những ngày đầu, làm hiệu trưởng ở trường thực sự khó khăn bởi có thời điểm quy mô học sinh lên tới 45-50 lớp, thiếu giáo viên đứng lớp, cơ sở vật chất đang thiếu thốn, hễ mưa là dột, thấm. Giáo viên ngoài giờ dạy cũng được huy động đi quét lại vôi ve, lao động cải tạo sân bóng cho học sinh. Sau này, được rót ngân sách, trường đầu tư khang trang, hiện đại.

Thầy Đại nhận nhiệm vụ năm 1997, đúng thời điểm triển khai mạnh mẽ dự án trường trọng điểm quốc gia Chu Văn An. Vì thế, có rất nhiều việc phải triển khai cùng lúc tuy nhiên, có một sự kiện khiến thầy không thể nào quên đó là hành trình dựng và khánh thành tượng thầy Chu Văn An ở vị trí trang trọng trong sân trường.

Thầy kể, khi thầy trò nhà trường có ý tưởng dựng tượng thầy Chu Văn An cho đến lúc hoàn thành phải mất đến 10 năm. Bởi lẽ, việc dựng một bức tượng là hạng mục đặc biệt, phải được sự đồng ý của Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa. Thông qua quy trình đó mất nhiều thời gian, thầy và các thầy cô trong ban giám hiệu phải gõ cửa nhiều nơi. Khi được sự đồng ý của hai cơ quan này, những tưởng việc đã xong thì việc đặt tượng ở vị trí nào cũng gây tranh cãi. Chọn được vị trí trang trọng trước cửa tòa nhà hội trường Thăng Long rồi nhưng khi đào đất đổ móng đơn vị thi công lại phát hiện ra một di tích ở dưới. Công trình lại phải đình lại để bên quân đội đến kiểm tra nhiều lần mới triển khai được. “Vì thế, công trình tượng đài thầy Chu Văn An có thể nói là công trình đáng nhớ của thầy trò thế hệ đó”, thầy Đại nói.

Làm quản lý ở ngôi trường có “tiếng” không thể phủ nhận việc bị áp lực tinh thần tuy nhiên bằng sự sát sao, cần mẫn, người quản lý phải nắm tường tận việc dạy học ở trường. Đặc biệt, phải làm sao, có cú hích để thầy trò vượt lên trong các lĩnh vực học tập. Thầy nhớ, khoảng năm 2003, dịp trường tổ chức 95 năm thành lập đã lấy chủ đề: “Hòa nhập xa lộ thông tin”. Khi đó, lần đầu tiên, trường thiết lập được hệ thống mạng ADSL để tổ chức truyền thông tin ba điểm cầu với trường Quốc học Huế (Thừa Thiên - Huế) Trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh). Sự kiện đó đánh dấu trường chủ động hòa nhập thông tin và cũng là ngôi trường đầu tiên thực hiện số hóa trong việc vào điểm, đánh giá xếp loại học sinh. “Những kinh nghiệm đó của trường sau này rất thiết thực cho ngành giáo dục Hà Nội trong việc quản lý thông tin, điểm số, học bạ”.

Năm 1998, Trường được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất; Năm 2004, trường nhận Bằng di tích lịch sử Quốc gia; Năm 2005, trường nhận Biển di tích cách mạng kháng chiến; Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010. Năm 2010, trường vinh dự nhận danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động.

Chia sẻ kinh nghiệm về phương thức giáo dục, quản lý học sinh thầy Đại cho rằng, học sinh thời nào cũng thế, đều có các điểm như: nghịch ngợm, vi phạm nội quy, đánh nhau... Tuy nhiên, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải rốt ráo, nắm bắt tâm tư, sự việc để giải quyết nhẹ nhàng. Nếu ở vai trò quản lý, đừng nóng vội vào cuộc để truy xét bởi những sự việc bị làm lớn đa số là do ban giám hiệu nóng vội.

Trường THPT Chu Văn An hay còn gọi là Trường Bưởi được thành lập năm 1908, đến nay tròn 109 tuổi. Trường đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước và nhận được nhiều danh hiệu danh giá.
nhung thay giao gia duoi mai truong chu van an tren tram tuoi Sự thật thầy giáo Bách Khoa giảng bài bằng cách hát rap gây 'sốt' mạng

Clip ghi lại hình ảnh một thầy giáo đứng trên bục giảng hát rap, với những nội dung về môn Mỹ học, đang thu hút ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.