'Nông sản sẽ thiệt hại nặng nhất trong dịch viêm phổi'

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng trong dịch virus corona, nông sản sẽ là ngành thiệt hại nặng nhất và thậm chí mức ảnh hưởng kéo dài 6-8 tháng.
'Nông sản sẽ thiệt hại nặng nhất trong dịch viêm phổi' - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chia sẻ chiều 3/2. (Ảnh: C.Tuệ).

"Nông nghiệp là ngành tổn thương lớn nhất do tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV)", ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nói tại hội nghị thúc đẩy thương mại, phát triển nông sản chiều 3/2. 

Cùng với dịch nCoV đang bùng phát tại Trung Quốc và hơn 28 quốc gia khác, nước này còn phát hiện ổ dịch H5N1 tại tỉnh Hồ Nam. Theo ông Cường, có thể lây chéo sang người.

Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Công Thương, cũng nhận xét xuất nhập khẩu nông sản sẽ bị ảnh hưởng 6-8 tháng do dịch bệnh nCoV. Nguyên do, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ (tới 9/2) khiến trao đổi cư dân gián đoạn, trong khi đây là hình thức trao đổi quan trọng với hàng nông sản, nhất là trái cây.

Bên cạnh đó, hiện đơn hàng trái cây mới xuất sang Trung Quốc hiện chưa có, do đối tác Trung Quốc không sang được Việt Nam. "Với xuất nhập khẩu, thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất", ông Khánh đánh giá.

Những tính toán trên hoàn toàn có cơ sở, bởi Trung Quốc là thị trường khổng lồ của nông sản, thuỷ sản Việt Nam, chiếm 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng đồng thời là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, bình quân khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản. Các sản phẩm nông sản chủ lực xuất sang Trung Quốc gồm rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sản...

Năm 2019, xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản sang Trung Quốc đạt gần 8,5 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ đạt xấp xỉ 1,2 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kì; thuỷ sản đạt 1,23 tỉ USD, cao su 1,55 tỉ USD hay rau quả hơn 2,4 tỉ USD.

Ngoài sụt giảm kim ngạch xuất khẩu, ngành nông nghiệp còn nhận tổn thương trực tiếp từ đầu tư khi những thương vụ đàm phán xuất khẩu một số mặt hàng như sầu riêng, khoai lang... đang tiến hành buộc phải dừng "chưa rõ khi nào nối lại".

"Tinh thần là khẩn trương, quyết liệt nhưng bình tĩnh tránh hoang mang cực độ. Chúng ta phải biến thách thức thành thời cơ", ông Cường nói. Bộ trưởng này cho rằng, đây là thời cơ để tái cơ cấu sâu sắc ngành nông nghiệp nên giải pháp cần có tính dài hạn chứ không phải chắp vá.

Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, cho biết thanh long và dưa hấu là hai mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc. Dự kiến sản lượng dưa hấu thu hoạch tại tỉnh Long An đến rằm tháng Giêng là 21.600 tấn và đến hết tháng 2 khoảng 54.000 tấn. Sản lượng mặt hàng này tại tỉnh Tiền Giang, Bình Thuận khoảng 110.000 tấn. Hầu hết đều xuất khẩu tươi, không qua chế biến.

Do đó, đến nay đã có hiện tượng ách tắc, dư cung cục bộ do hạn chế giao dịch tại các cặp cửa khẩu, chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và lịch nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc kéo dài đến 9/2. Như đến hôm nay, ở cửa khẩu Lạng Sơn ghi nhận khoảng 175 xe chở thanh long loại 20 tấn đang ùn ứ.

Theo ông Nam, hiện mới có sản phẩm sữa được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc từ tháng 10/2019. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ gặp khó khăn khi thông thương nội địa và quốc tế Trung Quốc bị đình trệ, do tác động của dịch bệnh.

Để ứng phó, ông cho biết ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các bộ, ngành, thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới phát triển thị trường, tìm thị trường ngách sang Dubai, thị trường Trung Đông, Brazil...  Mặt khác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản tại nội địa thông qua kênh bán lẻ, siêu thị... Cùng đó, nghiên cứu điều chỉnh cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ nội địa.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng kiến nghị Bộ Công Thương kiên quyết xử lí các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại gây tâm lí hoang mang cho người sản xuất, tiêu dùng.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.