Ô tô Thái nhập dồn dập, xe giá rẻ vẫn là 'giấc mơ xa vời'

 Mặc dù lượng xe từ Thái Lan nhập khẩu "đổ bộ" vào Việt Nam, song trên thị trường xe hơi, hiện rất ít thông tin giảm giá. Dường như thị trường xe vẫn không có gì xáo trộn so với từ đầu năm cho dù Việt Nam bỏ thuế nhập xe từ ASEAN tròn nửa năm trời.

Tuần qua, thông tin thị trường xe chú ý nhất chính là lượng xe Thái nhập về đã giảm mạnh so với tuần trước đó, việc tăng giảm nhập xe Thái thất thường có lẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường và giá xe tại Việt Nam.

Mình xe Thái không đủ làm nên chuyện ở Việt Nam!

Mặc dù chặng đường bỏ thuế đối với xe nhập khẩu từ ASEAN, trong đó đặc biệt là Thái Lan và Indonesia đã đi hết nửa năm ròng, song lượng xe Thái đổ bộ ít đi và tác động của việc bỏ thuế khiến xe giảm là không có gì đáng kể.

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi

Một mình xe Thái nhập lượng lớn vào Việt Nam vẫn chưa đủ sức làm nên chuyện.

Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 28/6, lượng xe Thái đổ bộ về Việt Nam chỉ đạt 9.600 chiếc, trong khi đó cùng kỳ năm 2017, lượng xe Thái nhập về là hơn 19.100 chiếc. Lượng xe nhập Thái dù lớn nhất thị trường, nhưng đã giảm 10.000 chiếc, tương ứng khoảng 52%.

Ở phương diện khác, những dòng xe xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Đức hay Hàn Quốc cũng đang rất chật vật vào được Việt Nam. Bằng chứng là hết 6 tháng, lượng xe 4 nước trên vốn thường trực vào Việt Nam nhiều hơn trong nhiều năm gần đây đã giảm rất mạnh, chỉ đạt lượng nhập bằng 15 - 30% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các doanh nghiệp, có bốn nguyên nhân dẫn đến xe ngoại khó vào Việt Nam, đầu tiên và quyết định nhất chính là Nghị định 116 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh, nhập khẩu ô tô và sau đó Thông tư 03 hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên bị các doanh nghiệp tố gây nhiều trở ngại, khiến họ không thể nhập về được Việt Nam.

Một trong những trở ngại chính là yêu cầu giấy chứng nhận kiểu loại từ nhà sản xuất và kiểm định theo từng lô mất nhiều thời gian.

Thứ hai, điều khiến xe các nước trên khó về Việt Nam bởi hầu hết các dòng xe nhập đều là xe cao cấp, xe sang, dung tích xylanh cao do đó sẽ bị áp mức thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mới trong năm 2018 cao hơn so với năm 2017, chính vì thế, giá xe đắt hơn, ảnh hưởng doanh số bán hàng, doanh nghiệp hạn chế nhập.

Thứ 3, lý do khách quan chính là sự thâu tóm một loạt thương hiệu xe hơi thế giới ở Việt Nam của các đại gia trong nước. Đơn cử như Thành Công đã nội địa hóa nhiều mẫu xe của Hyundai như Tucson, SantaFe tại Việt Nam thay vì nhập từ Hàn Quốc như trước; Thaco mua lại nhiều hệ thống phân phối của BMW, Peugout, hay Mini; mới đây VinFast cũng mua lại hệ thống của GM Việt Nam....

Những diễn biến đáng chú ý này phần nào đã khiến các hãng điều tiết lượng xe nhập về Việt Nam, đồng thời kéo giảm lượng xe nhập để cho xe lắp ráp trong nước.

Đặc biệt, từ năm 2018, tâm lý người tiêu dùng cực kỳ dao động khi việc bỏ thuế xe nhập khẩu từ ASEAN được áp dụng từ đầu năm. Đa số người có nhu cầu mua xe mong ngóng đợt giảm giá xe xuống sâu và chừng nào giá chưa giảm thì lượng xe tiêu thụ trên thị trường vẫn chỉ cầm chừng.

Thêm yêu cầu đối với chất lượng xe hơi tại Việt Nam

Thông tin mới được đưa ra là Chính phủ vừa yêu cầu các bộ đưa ra tiêu chí, quy định về chất lượng xe hơi lắp ráp theo hướng phù hợp với thực tiễn.

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi
Động thái yêu cầu bộ, ngành tạo điều kiện cho xe nhập và thắt chặt chất lượng xe nói chung tại thị trường trong nước đáng được hoan nghênh.

Cụ thể, mới đây Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông Vận tải cần có trách nhiệm giải thích hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung của Nghị định 116 và thông tư 03; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hiểu và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Chính phủ lưu ý, các nội dung quy định phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đơn giản hóa các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển.

Bộ Giao thông Vận tải cũng cần chủ trì phối hợp với hai bộ Tài chính – Công Thương làm việc với một số doanh nghiệp nhập khẩu ô tô để thống nhất chuẩn hóa tối giản thông tin, dữ liệu thuộc hồ sơ đăng ký nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Nghị định 116 được xem là Nghị định gây tác động lớn nhất từ trước đến nay đối với thị trường xe hơi. Trong khi chưa có minh chứng rõ rệt nào về chính sách đối với sản xuất, lắp ráp xe hơi tại Việt Nam, Nghị định trên đã thu hút sự tranh luận giữa giới kinh doanh xe nhập và xe lắp ráp, sản xuất trong nước.

Qua 6 tháng chính thức có hiệu lực, Nghị định 116 vẫn là đề tài gây bàn tán và gây tranh cãi về hiệu quả chính sách. Hiện khá nhiều thị trường vốn xuất khẩu xe lớn vào Việt Nam trước kia như Indonesia dù được hưởng lợi vì nhập xe không thuế nhưng đến thời điểm này việc nhập về Việt Nam vẫn còn là thách thức.

Thuế 0%, xe tăng giá, dân choáng váng

Luôn trong tâm thức năm 2018 các mẫu xe sẽ giảm giá mạnh, tuy nhiên, chính những chiếc xe 0% thuế từ Indonesia, Thái Lan đã tăng giá, khiến cho dân tình vỡ mộng, giấc mơ xe giá rẻ trở thành con ác mộng.

Điển hình là mẫu SUV Fortuner được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, phiên bản Fortuner 2.4 4×2 AT số tự động có giá 1,094 tỷ đồng và phiên bản Fortuner 2.4G 4x2 số sàn có giá 1,026 tỷ đồng đều cao hơn so với phiên bản 2.4G 4x2 của năm ngoái là 45 triệu đồng và 1 triệu đồng.

Chiếc xe nhập Thái được kỳ vọng nhất năm 2018 là Honda CRV cũng tăng giá 15 triệu đồng. Lý do được các hãng xe nhập đưa ra là chi phí nhập khẩu tốn kém, mất nhiều thời gian khiến tăng tiền lưu kho, bãi. Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT vẫn cho biết có hàng trăm giấy phép nhập khẩu được phê duyệt và thủ tục nhập xe, kiểm định khá nhanh gọn.

Đại lý xe vẫn "mù" thông tin giá xe cuối năm

Mặc dù là người nắm giữ thị trường cuối cùng trước khi xe đến tay người tiêu dùng, song phần đông đại lý xe ô tô hiện nay không rõ biến động giá xe cuối năm. Nhiều người đồn đoán có thể từ này sẽ có những cuộc giảm giá nhanh, mạnh khi xe Indonesia về được Việt Nam.

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi

Thị trường và giá xe hiện nay vẫn khá tù mù, ngay cả đối với những người trong cuộc là các đại lý xe hơi.

Tuy nhiên, cũng có người tin rằng, giá xe sẽ được các bên (doanh nghiệp nhập xe và doanh nghiệp lắp ráp xe) thỏa thuận nhau không giảm giá, để tránh những cuộc đối đầu, cuộc chiến giảm giá. Như vậy, rất có thể giá xe giảm năm 2018 chỉ là lời đồn, cho dù có nhiều điều kiện cần và đủ đã xảy ra.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Trí tuần qua, dù thị trường có nhiều dòng xe đã giảm giá, cộng với hiệu ứng xe Thái đổ bộ nhanh, song đa số đại lý vẫn không ôm hàng cho cuối năm. Tâm lý cẩn trọng, nằm im chờ thời đang diễn ra ở nhiều nơi.

Theo nhiều đại lý xe hơi tư nhân, thời điểm giữa năm nhiều năm trước kia là cao điểm để doanh nghiệp nhập xe hoặc ký hợp đồng nhượng quyền bán xe với đối tác. Tuy nhiên, năm 2018, tất cả các kế hoạch kinh doanh có thể thay đổi và rủi ro nhất của doanh nghiệp hiện nay là chính sách.

Nhiều đại lý xe hơi cho rằng, thời điểm hiện nay thị trường xe là kiểu "bom chờ nổ" nên ôm xe hoặc nhận xe bán thời điểm này là rất rủi ro.

Về phía xe nhập, hiện các doanh nghiệp lớn mới chỉ có xe từ Thái Lan đổ về nhiều, các loại xe xuất xứ nước khác mới chỉ lẻ. Nếu một khi xe Indonesia về được, thì chẳng khác nào thị trường xe rơi vào cảnh “vỡ đê”, giá nhiều loại xe sẽ bị hạ nhanh.

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi Những mẫu xe General Motors kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Các sản phẩm của General Motors tại Việt Nam bao gồm các mẫu xe lắp ráp trong nước mang thương hiệu Chevrolet như Spark, Aveo, ...

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi Xe Thái Lan tiếp tục áp đảo thị trường ô tô nhập khẩu

Trong tuần cuối của tháng 6, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam ...

o to thai nhap don dap xe gia re van la giac mo xa voi Vỡ mộng ô tô giá thấp?

Giá ôtô đã không thể thấp như nhiều người từng kỳ vọng khiến cho những kìm nén, chờ đợi từ năm 2017 trở nên vô ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.