Ông chủ Big C làm gì sau nhiều năm nỗ lực thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam?

Gia nhập ngành bán lẻ Việt Nam với tham vọng lớn, Central Group không chỉ thâu tóm được Big C mà còn sở hữu hai tên tuổi khác là Nguyễn Kim và Robins. Thế nhưng, cả 3 chuỗi này đều tỏ vẻ “hụt hơi” trước thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Không kèn trống, tỉ phú Thái Lan Tos Chirathivat âm thầm thâu tóm các lĩnh vực quan trọng trong ngành bán lẻ của Việt Nam bằng hai hình thức: đầu tư trực tiếp và M&A. Ba năm liên tiếp, trang thương mại điện tử Robins (tiền thân là Zalora), hệ thống trung tâm điện máy Nguyễn Kim và hệ thống siêu thị Big C Việt Nam lần lượt trở thành "con" của tỉ phú này tại thị trường Việt Nam.

Central Group là ai?

Central Group là một tập đoàn gia đình, tập trung vào lĩnh vực thương mại, bán lẻ, chăm sóc y tế và nhà hàng. Gia tộc Chirathivat là những người đặt nền móng cho sự thành công của Central Group. Theo Forbes, đây là đại gia đình giàu thứ 3 ở Thái Lan, với giá trị tài sản ước tính 12,3 tỉ USD (năm 2017).

Tos Chirathivat

Người thừa kế đời thứ 3 của Tập đoàn Central Group, Tos Chirathivat. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Nhà sáng lập Tiang Chirathivat là người gốc Hoa, di cư từ đảo Hải Nam đến Bangkok vào năm 1925. Trong khi nhiều người nhập cư Trung Quốc khác lựa chọn kinh doanh tại khu phố Trung Quốc (Chinatown), ông Tiang lại mở cửa hàng đầu tiên ở quận Thonburi, ngoại ô Bangkok.

Trải qua 70 năm thăng trầm, từ một cửa hàng bán lẻ nhỏ, gia tộc Chirathivat đã gầy dựng nên Central Group - một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành bán lẻ của Thái Lan.

Hiện Tos Chirathivat, người thừa kế đời thứ 3 của gia tộc Chirathivat, đang điều hành trực tiếp Central Group.Tập đoàn này đang sở hữu hơn 60 cửa hàng bách hóa và trung tâm thương mại, điều hành nhiều khách sạn và nhà hàng với tổng cộng 5.000 cơ sở. Trong năm 2016 - năm mà tập đoàn này công bố mua thành công Big C Việt Nam, doanh thu của Central Group đạt 332,7 tỉ baht (9,98 tỷ USD), tăng 17% so với năm trước, khẳng định vị thế nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan.

Thỏa sức ở thị trường nội địa, Central Group "vươn vòi" ra nước ngoài. Năm 2011, Central Group công phá thị trường Ý, với việc thâu tóm trung tâm thương mại chuyên bán đồ hiệu La Rinascente. Cũng tại trời Tây, năm 2015, Central Group mua trung tâm thương mại Kaufhaus des Westens của Đức. Đây là trung tâm thương mại lớn thứ hai tại châu Âu.

Tại Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam là hai thị trường mà tập đoàn này nhắm tới. Năm 2014, Central Group đưa chuỗi trung tâm thương mại của mình đến Indonesia với 2 cơ sở tại Jakarta. Tuy nhiên, một trung tâm đã đóng cửa vào tháng 2/2019.

Ở Việt Nam, Central Group rót hàng tỉ USD sở hữu những gì?

Tại Việt Nam, Central Group không chỉ sở hữu chuỗi siêu thị Big C mà còn nhiều lĩnh vực bán lẻ khác. Bắt đầu đầu tư từ 2011, nhưng năm 2014, tập đoàn này mới gây chú ý khi đưa thương hiệu bán lẻ Robinson có mặt tại Hà Nội và TP HCM. Đến tháng 5/2017, Central Group lại công bố sở hữu trang thương mại điện tử Zalora, để ra đời trang Robins.vn.

bigctruongchinh_sonpham2_281242272 (1)

Big C chính thức về tay Central Group tháng 4/2016. (Ảnh: Central Group).

Đầu năm 2015, Power Buy, đơn vị thuộc Central Group, gây sốc trên thị trường M&A với khoản chi hơn 200 triệu USD lấy 49% cổ phần của Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp Mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim - chuỗi điện máy được coi là lớn nhất thị trường Việt thời điểm đó.

Nhưng thương vụ đưa tên tuổi Central Group "phổ cập" tại Việt Nam là vào tháng 4/2016, nhà bán lẻ này công bố mua thành công chuỗi siêu thị Big C Việt Nam từ tập đoàn Casino (Pháp), với giá hơn 1,1 tỉ USD. Điều khiến giới kinh doanh bất ngờ là vì tập đoàn này đã bán toàn bộ số cổ phần của mình tại Big C Thái Lan để thâu tóm Big C Việt Nam. Ngoài ra, Central Group còn sở hữu hoặc vận hành các thương hiệu khác như chuỗi siêu thị Lan Chi, cửa hàng thời trang của Anh Marks & Spencer, chuỗi cửa hàng đồng giá  của Nhật Komonoya, khách sạn Centara Sandy Beach Resort,…

Chia sẻ trên tờ Bangkok Post, ông Tos Chirathivat cho biết ý định tham gia vào mua Big C Việt Nam vì Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư chiến lược của tập đoàn này trong khu vực ASEAN.

Giữa năm 2017, tập đoàn này thông báo sẽ chi 17 tỉ baht (tương đương 511,7 triệu USD) để mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022. Đến giữa năm 2018, Philippe Broianigo, Tổng giám đốc Central Group Việt Nam, khẳng định kế hoạch trong 5 năm tới, tập đoàn sẽ đầu tư tiếp 500 triệu USD vào thị trường Việt Nam, mở khoảng 500 cửa hàng bán lẻ và ưu tiên vẫn là các lĩnh vực thương mại đã và đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Central Group kinh doanh ngày càng "hụt hơi" tại Việt Nam?

Sau 6 năm nỗ lực tại thị trường bán lẻ Việt Nam, Central Group Việt Nam sở hữu 31 trung tâm mua sắm Big C, 35 siêu thị Big C, 25 siêu thị Lanchi Mart, 50 cửa hàng thời trang, 66 cửa hàng điện máy Nguyễn Kim và hơn 40 cửa hàng bán lẻ trong lĩnh vực mĩ phẩm, văn phòng phẩm…

anh-chup-man-hinh-2019-05-28-luc-210559-155905237573992911507

Trong khi số lượng cửa hàng điện máy của Thế Giới Di Động "tăng vùn vụt" từ 20 cửa hàng năm 2014 lên 250 cửa hàng vào 2016 thì Nguyễn Kim đến 2016 vẫn ở mức gần 70 cửa hàng quanh TP HCM và một số tỉnh miền Nam. (Đồ họa: Phúc Huy).

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-04 lúc 20

Doanh thu chuỗi bán lẻ điện máy của ông Nguyễn Đức Tài nhanh chóng lấn át "con cưng" của tỉ phú Thái Tos Chirathivat chỉ 2 năm ra mắt thị trường. (Đồ họa: Tất Đạt).

Năm 2017, doanh thu của Central Group Việt Nam đạt 4 tỉ bath (tương đương hơn 3.000 tỉ đồng). Thế nhưng, tình hình kinh doanh của "3 đứa con cưng" nhà Central Group có vẻ đang lộ vẻ "hụt hơi".

Nguyễn Kim từng là "anh cả" trong làng bán lẻ điện máy. Nhưng khi chuỗi Điện Máy Xanh của Thế Giới Di Động ra mắt thì chuỗi này lộ rõ vẻ già nua. Về số lượng cửa hàng, Điện Máy Xanh đã phủ sóng 63 tỉnh, thành chỉ trong 5 năm, còn Nguyễn Kim vẫn quẩn quanh TP HCM và khu vực miền Nam.

Về doanh thu, Nguyễn Kim từ mức 9.000 tỉ trong năm 2014 tăng lên 9.500 tỉ đồng trong 2015 rồi giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, Điện Máy Xanh trong 2 năm đã tăng gấp gần 24 lần và gấp rưỡi Nguyễn Kim. Năm 2018, doanh thu Điện Máy Xanh đạt tới 47.584 tỉ đồng, còn 5 tháng đầu năm 2019, lĩnh vực điện máy của Thế Giới Di Động đã mang về 25.243 tỉ đồng.Giữa cuộc đua thị phần điện máy gay gắt, vào năm 2018, Nguyễn Kim phải đối mặt với việc Cục Thuế TP HCM ra quyết định xử phạt và truy thu thuế hơn 148 tỉ đồng đối với doanh nghiệp này.

Lận đận nhất là kênh thương mại điện tử robins.vn bị khai tử vào tháng 3/2019 khi chưa tròn 2 tuổi. Đến giữa năm 2017, kênh thương mại điện tử này vẫn nằm trong top 5 trang thương mại điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/2018, lượng tương tác trên kênh liên tục giảm, với thống kê mức giảm tới 30%. Vào gần thời điểm đóng cửa, chỉ khoảng 600.000 lượt ghé thăm mỗi tháng. Một con số quá khiêm tốn so với 35 triệu lượt của Shopee hay 22 triệu của Lazada.

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-04 lúc 07

Doanh thu của một số siêu thị Big C Việt Nam 3 năm gần đây. (Đồ họa: Tất Đạt).

Với Big C Việt Nam cũng chứng kiến những con số thụt lùi. Theo một số thông tin nhiên cứu thị trường, 7 năm trước, Big C từng nằm trong top 3 nhà bán lẻ của thị trường Việt Nam, với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng một năm. Nhưng từ khi về tay Central Group, tình hình kinh doanh của hầu hết các siêu thị Big C lớn gần như liên tục đi xuống.

Điển hình như Big C Thăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống, doanh thu 2 năm 2016-2017 chỉ giậm chân ở mức 2.700 tỉ đồng. Lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỉ đồng (năm 2015) xuống còn 131 tỉ đồng (năm 2016).Tương tự, doanh thu của Big C An Lạc, siêu thị Big C lớn nhất của hệ thống này tại TP HCM, cũng rơi xuống mức 1.300 tỉ đồng trong năm 2017, giảm tới 50% so với năm 2012 và giảm 800 tỉ đồng so với năm 2015. Tại Big C An Lạc, lợi nhuận trước thuế vào năm 2015 đạt 184 tỉ đồng nhưng năm 2017 chỉ còn 92 tỉ đồng. 

Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng trưởng nổi bật.

Giữa cuộc chiến bán lẻ tại Việt Nam ngày càng khốc liệt, khi hàng loạt tên tuổi ngoại lặng lẽ rút khỏi thị trường, nhường đất cho các doanh nghiệp nội ngày càng phô trương thanh thế như Vinmart, Saigon Co.op, Big C lại liên tục khiến khách hàng và đối tác nổi giận, khi "làm khó" các doanh nghiệp Việt cung ứng hàng hóa và nhận lại nghi vấn bảo hộ hàng Thái. 

Mới nhất, ngày 2/72019, Central Group bất ngờ gửi thư đến các đối tác, thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng nhập sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, "nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc tại thị trường Việt Nam. Động thái này vấp phải phản hồi tiêu cực từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Central Group chỉ sở hữu Big C 10 năm?

Thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương tại buổi họp báo thường kì chiều 4/7, cho biết Tập đoàn Central Group chỉ có thời hạn sở hữu Big C trong vòng 10 năm, hoàn toàn không phải là vĩnh viễn.

Hiện tại Central Group đang làm việc với 4.000 nhà cung cấp tại Việt Nam, trong đó có 200 nhà cung cấp các mặt hàng may mặc.

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.