Ông Trần Vương Thạch: 'Nhà hát 1.500 tỉ cần cho sự nghiệp văn hóa TP HCM'

Giám đốc Nhà hát giao hưởng TP HCM cho rằng mức kinh phí xây nhà hát nghệ thuật hàn lâm cũng chỉ ở mức trung bình so với tiêu chuẩn thế giới.
ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm TP HCM có bao nhiêu sân khấu mà phải xây dựng thêm nhà hát 1.500 tỉ đồng?
ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm 'Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP là công trình mà nhân dân đã chờ đợi từ rất lâu'

Dự án xây dựng nhà hát tại khu đô thị Thủ Thiêm vừa được Hội đồng Nhân dân TP HCM thông qua với kinh phí dự kiến 1.508 tỉ đồng. Quyết định nảy sinh nhiều tranh cãi rằng có cần xây nhà hát nghìn tỷ trong bối cảnh kinh tế, xã hội nhiều khó khăn, trong khi loại hình nghệ thuật hàn lâm này cũng còn xa lạ với đại bộ phận khán giả.

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm
Nhà hát Giao hưởng TP HCM hiện phải thuê Nhà hát Thành phố để biểu diễn.

"Nhà hát cần cho sự phát triển và thưởng thức văn hóa thành phố"

Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP HCM (HBSO) - ông Trần Vương Thạch nói, việc xây dựng nhà hát là "cần cho sự nghiệp văn hóa của TP HCM".

Từ chối bình luận về vị trí đặt nhà hát ở Thủ Thiêm, ông Thạch cho rằng "xây ở đâu, lúc nào và xây thế nào là việc của nhà hoạch định chính sách", đơn vị ông không phải là chủ dự án.

Từng có thời gian là thành viên tham gia đề án này, ông Thạch cho biết quy mô nhà hát đã phác thảo từ năm 2012. Lúc đó thành phố dự kiến đặt nhà hát ở Công viên 23 Tháng 9, tức ngay trung tâm quận 1. Nhà hát khi đó được lên ý tưởng có hai khán phòng. Một khu có sức chứa 1.200 chỗ, dành biểu diễn các chương trình giao hưởng, nhạc, vũ kịch lớn. Khán phòng còn lại có 500 chỗ, phục vụ bộ môn thính phòng, dùng để thu âm theo chuẩn quốc tế hoặc diễn các vở kịch, cải lương, tuồng chèo. Bên cạnh đó, nhà hát còn có một sân khấu ngoài trời cùng hệ thống phòng tập cá nhân lẫn tập thể, phòng nghỉ dành cho nghệ sĩ, khu ăn uống, phòng triển lãm. Kế hoạch sử dụng nhà hát, về mặt nghệ thuật lẫn kinh doanh sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị.

Vị nhạc trưởng cũng cho rằng quy mô nhà hát với kinh phí 1.500 tỉ này chỉ ở mức trung bình so với tiêu chuẩn các nhà hát giao hưởng thế giới. HBSO được thành lập từ năm 1993. Ông Thạch nói, 25 năm qua đơn vị ông gắn với biệt danh "nhà hát không nhà".

"Bao lâu nay, chúng tôi không có trụ sở, không điểm tập. Các chương trình, tiết mục biểu diễn từ lớn đến nhỏ đều phải thuê Nhà hát TP HCM hoặc Nhạc viện TP HCM. Hai địa điểm này vốn cũ kỹ, yếu tố kỹ thuật không đủ so với tiêu chuẩn", ông Thạch nói.

"Mỗi lần chuẩn bị chương trình, nghệ sĩ của HBSO phải thuê tầng hầm Nhà hát Bến Thành có sức chứa chỉ khoảng 30 người, hoặc các rạp cũ... để tập dượt".

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm
Các nghệ sĩ Nhà hát giao hưởng tập luyện ở Nhà hát TP HCM ngày 9/10.

Ông Thạch dẫn chứng thêm, HBSO đã đầu tư nhiều loại nhạc cụ giá trị, có bộ trị giá tới 40 tỷ đồng nhưng chưa bao giờ được lên sân khấu biểu diễn vì thiếu nhà hát để bảo quản và sử dụng đúng chức năng.

Không gian biểu diễn chật hẹp cũng được ông Thạch đề cập. "Trung bình mỗi dàn nhạc giao hưởng thường khoảng 70-80 người, các đoàn quốc tế có thể lên đến hơn 100 người. Nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế từ chối đến biểu diễn vì nhà hát Việt Nam không đủ tiêu chuẩn", vị nhạc trưởng nói.

HBSO hiện có gần 80 nghệ sĩ thuộc biên chế, cùng sự cộng tác của hơn một trăm nghệ sĩ trong, ngoài nước. Nhiều năm qua, nhà hát xây dựng và định hình ba bộ môn nghệ thuật giao hưởng, nhạc, vũ kịch.

Trước ý kiến về việc xây Nhà hát Giao hưởng là phung phí, ông Thạch cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đơn vị có một nhà hát hoạt động, góp phần xây dựng thiết chế văn hóa của thành phố.

"Nhà hát mới không chỉ đóng khung phục vụ cho hoạt động của anh em nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật hàn lâm mà sẽ là nơi tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ khác của thành phố. Đó còn là nơi chúng ta tiếp đón các đoàn quốc tế đến Việt Nam giao lưu vì TP HCM là một trung tâm văn hóa của cả nước", ông Thạch chia sẻ.

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm
Dàn nhạc giao hưởng của nhà hát HBSO trình diễn ở Nhà hát TP HCM. Ảnh: Trần Vương Thạch.

Các nghệ sĩ nói gì?

Nêu quan điểm, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết ông từng chỉ huy vở opera Lá đỏ ở Nhà hát Lớn Hà Nội cũng như nhiều chương trình nghệ thuật ở Nhà hát TP HCM. Theo nhạc sĩ, đây là hai nơi thường dùng biểu diễn nghệ thuật hàn lâm nhưng cơ sở vật chất đều thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu biểu diễn, thưởng thức âm nhạc thính phòng.

Theo ông, với việc xây dựng Nhà hát giao hưởng TP HCM, các nhà quản lý cần tính toán cách vận hành, lực lượng biểu diễn, lực lượng khán giả khi nhà hát đi vào hoạt động. Cụ thể, nhà hát cần thu hút các nghệ sĩ giỏi ở trong, ngoài nước như Bích Trà, Đặng Thái Sơn, các dàn nhạc tầm cỡ như dàn nhạc giao hưởng Anh, Mỹ, Nhật Bản...

"Nhà hát sẽ mang ý nghĩa là ngôi nhà chung của giới yêu nghệ thuật cả nước chứ không phải địa điểm của một đơn vị tại TP HCM", ông Quân nói.

Biểu diễn thường xuyên trong và ngoài nước, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy nhận định sau nhiều năm hội nhập, đất nước chưa có công trình tổ hợp nghệ thuật hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ. Hiện tại, hai Nhà hát Lớn ở Hà Nội và TP HCM cho diễn chung nhạc giao hưởng, opera, nhạc nhẹ...

"Việc xây dựng nhà hát quy mô lớn là tín hiệu đáng mừng đối với ngành văn hóa, nghệ thuật. Tuy nhiên, cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan nên tính toán kỹ để công trình mang hiệu quả cho đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế, sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam”, nghệ sĩ nói.

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm
Nghệ sĩ Tăng Thành Nam.

Nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam đồng tình với quan điểm Việt Nam là đất nước vừa thoát nghèo, cần cân nhắc nhưng "không nên để cái nghèo làm giảm đi bộ mặt văn hóa". Ông Nam nói về Singapore, Hong Kong... dù là quốc gia, vùng lãnh thổ với diện tích nhỏ, vẫn có nhà hát giao hưởng lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

"Một nhà hát có thể không phục vụ cho toàn bộ người dân, nhưng đánh dấu cột mốc về văn hóa của một khu dân cư, một thành phố. Có thể hiểu, thành phố giống như khách sạn đánh sao, nhà hát là một trong những hạng mục cần có để đạt đủ sao. Thiếu một nơi trình diễn, tiếp cận văn hóa là đáng tiếc", ông Nam nói.

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm TP HCM có bao nhiêu sân khấu mà phải xây dựng thêm nhà hát 1.500 tỉ đồng?

"TP HCM đã có bao nhiêu nhà hát?"; "Những nhà hát ấy có dùng hết công suất không?"... là những câu hỏi mà nhiều người ...

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm Xây nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm để giải quyết mối lo 47 tỉ đồng tiền nhạc cụ?

Nhà hát được dự kiến xây dựng tại quận 2, TP HCM có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng, trong đó khán phòng ...

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm 'Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch TP là công trình mà nhân dân đã chờ đợi từ rất lâu'

Đó là lời nhận định của Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm về dự án xây dựng Nhà hát giao hưởng, nhạc và ...

ong tran vuong thach nha hat 1500 ti can cho su nghiep van hoa tp hcm TP.HCM muốn xây nhà hát hơn 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm

UBND TP.HCM vừa trình HĐND TP.HCM về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch sử dụng ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.