Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 206 BLHS 2015:
"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".
Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng:
Khách thể: Xâm phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đối tượng tác động là các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Chủ thể: Người thực hiện hành vi phạm tội là người đặc biệt. Đó phải là người có quyền hạn, có trách nhiệm nhất định trong hoạt động tín dụng mới có thể trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội.
Đối với những người không có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể vẫn phạm vào tội này, tuy nhiên, căn cứ vào mức độ và hành vi phạm tội để phân tích, đánh giá, thì hành vi phạm tội không thể là trực tiếp và cụ thể với những đặc trưng như những người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng là cán bộ nhân viên ngân hàng mà chỉ có thể phạm tội với vai trò là đồng phạm như giúp sức, hỗ trợ.
Mặt khách quan: Hành vi vi phạm quy định về tín dụng (Cấp tín dụng, giới hạn cho vay, ...) được liệt kê cụ thể tại Điều luật này.
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
- Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà: Người phạm tội có thể bị bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.
'Tập đoàn Nam Long' phạt nhân viên như thời trung cổ
Các đối tượng đưa ra 1 bát cơm và 1 bát phân bắt nhân viên bị phạm lỗi chọn 10 lần, nếu bò đến bát ... |
BIDV dưới thời ông Trần Bắc Hà làm ăn ra sao?
Sau gần 9 năm ông Trần Bắc Hà giữ chức Chủ tịch BIDV, ngân hàng nãy đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ... |
Cập nhật lãi suất ngân hàng BIDV mới nhất tháng 11/2018
Lãi suất ngân hàng BIDV trong tháng 11 không có nhiều thay đổi so với tháng trước. Biểu lãi suất mới công bố của BIDV ... |
Ông Phan Đức Tú – Tân Chủ tịch HĐQT BIDV là ai?
Mới đây, ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Phan Đức Tú chính ... |
Sau hai năm 'khuyết' ghế, BIDV bổ nhiệm ông Phan Đức Tú làm Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chiều nay (15/11), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Mã CK: BID), đã tổ chức Lễ công bố Quyết định ông ... |