Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 22/1: Luật sư cho rằng ông Danh quá ít kinh nghiệm quản lý ngân hàng mới phải hầu tòa

Được xác định vai trò cầm đầu, Phạm Công Danh bị đề nghị mức án cao nhất là 20 năm tù. Trong khi Trầm bê bị đề nghị mức án từ 5 – 6 năm tù.
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 pham cong danh bi de nghi 20 nam tu
Bị cáo Trầm Bê và Phạm Công Danh tại tòa

Trong phiên làm việc buổi sáng, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa phát biểu quan điểm giải quyết vụ án.

Theo VKS, Phạm Công Danh là bị cáo đầu vụ, giữ vai trò chủ đạo trong việc gặp gỡ, bàn bạc, chỉ đạo các thuộc cấp của mình lập các hồ sơ khống, dùng tiền của VNcB gửi qua 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh cho các khoản vay của 18 công ty do Danh thành lập, thê người làm giám đốc và 11 công ty Danh mượn pháp nhân.

Hành vi của bị cáo Danh đủ yếu tố cấu thành tội Cố ý làm trái và VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù giam, tổng hợp với mức án tại giai đoạn 1 của đại án này, PCD phải chấp hành mức án chung là 30 năm tù.

Các thuộc cấp của Danh là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng bị đề nghị các mức án từ 4 – 15 năm tù về cùng tội danh với bị cáo Danh.

Cùng truy tố về tội Cố ý làm trái, bị cáo Trầm Bê bị đề nghị mức án từ 5 – 6 năm tù giam. Thuộc cấp của Bê là Phan Huy Khang bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

Các bị cáo khác trong vụ án Như Đinh Việt Cường, Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Minh Tùng, Nguyễn Việt Hà…đã có hành vi giúp sức, bàn bạc với Phạm Công Danh và các thuộc cấp của Danh trong việc Danh lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bão lãnh cho các khoản vay.

Các bị cáo là bảo vệ, giữ xe, tạp vụ…được Danh thuê đứng tên các công ty do Danh thành lập đã có hành vi ký các hợp đồng vay hàng trăm tỷ đồng của các ngân hàng. Hành vi của các bị cáo này là vi phạm pháp luật, tuy nhiên các bị cáo này làm theo chỉ đạo cấp trên, không biết ký gì và có vay được tiền hay không, tiền vay được dùng làm gì nên xem xét giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) bị đề nghị 6-7 năm tù.

36 bị cáo khác là giám đốc các công ty "ma", giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng bị đề nghị từ 2-5 năm tù và cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữa nguyên quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao được thể hiện trong bản cáo trạng và công văn đề nghị Hội đồng xét xử điều tra công khai tại phiên tòa việc thu hồi 6.126 tỷ đồng thiệt hại cho Ngân hàng VNCB.

Công tố viên cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TPBank và Sacombak; buộc bị cáo Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt phải trả lại 69 tỷ đồng thu lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước. 

Ngoài các bị cáo bị xét xử công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan điều tra (Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) tiếp tục điều tra, làm rõ các hành vi sai phạm tại các cá nhân là lãnh đạo 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng VNCB, BIDV, Sacombank và TPBank. 

Chiều cùng ngày, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 pham cong danh bi de nghi 20 nam tu Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 22/1: VKS đề nghị thu hồi 6.126 tỷ từ 3 ngân hàng trả cho CB

Sau 10 ngày xét xử, theo dự kiến, sáng nay (22/1), đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa sẽ tiến hành luận tội ...

17:20 16:48 16:14 15:05 14:55 14:44 14:21 13:42
17:20

Phiên tòa chiều nay kết thúc

16:48

Luật sư Trần Nguyên Hải, bào chữa cho ông Danh

phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 luat su cho rang ong danh qua it kinh nghiem quan ly ngan hang moi phai hau toa

Có rất nhiều vấn đề thuộc về hành vi:

Các giao dịch gửi tiền giữ VNCB với TPBank, Sacombank, BIDV không sai phạm pháp luật như trong cáo trạng truy tố. Tại ngân hàng Sacombank giaoa diavj là tiền gửi thanh toán. Tại TPbank là hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn. Tại BIDV, kì hạn hợp đồng là 7 ngày. Theo đó, không hề sai phạm gì theo cáo trạng ở trang 91, đề nghị HĐXX bác hành vi quy kết này.

Trong phần thẩm vấn đại diện ngân hàng Xây dựng thì đại diện VKS đã đề xuất 6.000 tỷ đồng huy động từ dân cư thì phải trả cho dân cư, những VNCB lại gửi tại ngân hàng nên số lãi xuất thấp. Về vấn đề này thì đề nghị HĐXX xem xét không đồng ý với ý kiến này của VKS.

Tại thời điểm xảy ra vụ án ngân hàng Xây dựng phải thực hiện theo thông tư 13. Vậy thì VNCB có bảo đảm được những quy định đó không?

Nếu không khấu trừ loại bỏ 4.500 tỷ ra khỏi con số thiệt hại 6.126 tỷ, vậy thì vụ án này nảy sinh nhiều nghịch lý về pháp lý.

4.000 tỷ trong 4.500 tỷ là tiền vay từ BIDV, 300 tỷ liên quan đến cá nhân của Phạm Công Danh, 200 tỷ từ vay TPBank qua Trung Dung chuyển về.

Vậy thì số tiền 4.500 tỷ thuộc về giai đoạn trước khi ngân hàng VNCB mua lại 0 đồng nên không thể bóc tách? Hay là số tiền này là bất hợp pháp? Hay là khoản tiền này đã do Phạm Công Danh sử dụng hết?...

Theo luật sư, nếu không khấu trừ số tiền 4.500 tỷ trong số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng thì sẽ có các nghịch lý sau:

- Hòa chung xong rồi hòa tan: số tiền này đã hòa vào ngân hàng, sau đó ngân hàng này không theo dõi nữa. Theo luật sư, số tiền sau khi huy động thì dòng tiền nào cũng hòa chung, nhưng việc hòa chung như thế thì việc quản lý như thế nào? Việc hòa chung là bình thường nhưng không bóc tách ra được là chuyện bất bình thường.

- Nếu không khấu trừ số tiền 4.500 tỷ đồng thì chúng ta đang thừa nhận việc ngân hàng tiếp nhận, sử dụng khai thác nguồn tiền bất hợp pháp. Trong quá trình xét hỏi, cho thấy số tiền 4.500 tỷ không trả lại là do số tiền bất hợp pháp. Nhưng thực chất khoản tiền này là dùng để tăng vốn điều lệ, nhưng không tăng vốn thì phải trả lại cho các cá nhân, tổ chức đã gửi vào.

Số tiền này chưa bao giờ nằm trong túi Phạm Công Danh mà luôn nằm tại ngân hàng Xây dựng mà ngân hàng Xây dựng đang sử dụng số tiền này cho mục đích của ngân hàng.

Theo luật sư, số tiền 4.500 tỷ đều sử dụng vào các mục đích của ngân hàng, các bị cáo không sử dụng thì tại sao lại nói là sử dụng vào mục đích cá nhân.

16:14

Luật sư Bùi Thị Hồng Giang bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 vks kien nghi tiep tuc dieu tra lanh dao 4 ngan hang

Cần nhìn nhận ông Danh có quá ít kinh nghiệm trong việc quản lý ngân hàng, trong khi hệ thống quản lý ngân hàng quá phức tạp.

Vấn đề ở đây là ông Danh chưa hiểu sâu sắc về nghiệp vụ ngân hàng, chỉ những ai đang làm chủ 1 doanh nghiệp chuyển sang chủ ngân hàng mới hiểu được vấn đề này. Ngành Ngân hàng nhìn nhận là ngành phức tạp và rủi ro nhất. Ông Danh không chủ đích gây thiệt hại cho VNCB.

Khi ông Danh tiếp quản ngân hàng Đại Tín, ông Danh không bồi dưỡng nghiệp vụ, những gì liên quan đến quản lý ngân hàng mà còn phải tăng vốn điều lệ của ngân hàng. Đây được xem là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự có mặt của ông Phạm Công Danh trong phiên tòa hôm nay.

Theo cáo trạng, ông Danh đang bị truy tố về tội “Cố ý làm trái...”, cần phải xác minh xem có phải làm trái hay không?. Dù có áp dụng tội “Cố ý làm trái..” cho ông Danh nhưng cũng cần phải xem xét mức độ phạm tội của ông Phạm Công Danh. Trước khi tiếp quản ngân hàng Đại Tín, ông Danh là chủ 1 tập đoàn lớn.

15:05

Luật sư Hà Hải (người bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh)

Luật sư của Phạm Công Danh bị mời về chỗ vì 3 lần 'vượt quá giới hạn' Luật sư của Phạm Công Danh bị mời về chỗ vì 3 lần 'vượt quá giới hạn'

Trong quá trình bào chữa, luật sư Hà Hải (người bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) bị HĐXX nhắc nhở đang đi qua ...

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 vks kien nghi tiep tuc dieu tra lanh dao 4 ngan hang
Luật sư Hà Hải.

Luật sư Hải Hà cho rằng, việc ông Danh thực hiện vay hơn 6.000 tỷ, cáo trạng đều cho rằng ông Danh vay mượn, nhưng không biết vay làm gì. Thực tế, bị cáo Danh vay để cứu ngân hàng.

“Trong số 6.126 tỷ đồng mà Phạm Công Danh vay từ 3 ngân hàng, Danh sử dụng không giống như cáo trạng quy kết mà sử dụng có mục đích. Vì cứu ngân hàng nên Danh mới phải vay”, luật sư Hà Hải cho biết.

Theo kết luận thanh tra, lỗ lũy kế là hơn 6.000 tỷ, trong đó có nhiều món nợ khó đòi. Do thực hiện việc tái cơ cấu ngân hàng, trong khi phải trả cho Hứa Thị Phấn, trả lãi ngoài và tăng vốn điều lệ nên mới phải vay. Về đường lối giải quyết thiệt hại: Theo cáo trạng, ông Danh lấy hơn 8.000 tỷ để bão lãnh cho 29 công ty vay. Đối với khoản vay tại Sacombank, BIDV, kết luuận thanh tra nói đối trừ số nợ sau khi các công ty của Danh không trả được nợ là đúng quy định pháp luật.

Đối với khoản vay tại Sacombank, sau khi đối trừ số nợ rồi, còn khoản dư còn lại, đề nghị Sacombank phải hoàn trả lại cho VNCB hơn 131 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Tương tự, TPBank phải trả lại hơn 4 tỷ đồng; BIDV phải trả lại hơn 594 tỷ cho VNCB để khắc phục hậu quả.

Đồng thời, đề nghị HĐXX xem xét thu hồi số tiền hơn 600 tỳ đồng mà Danh trả cho bà Hứa Thị Phấn, giao lại VNCB để đối trừ thiệt hại cộng với lãi suất.

Về khoản vay 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, được hợp thức hóa bằng 22 cá nhân gửi vào VNCB để tăng vốn điều lệ. Khoản tiền này có chưng từ, đường đi rõ ràng nên cần làm rõ.

14:55

Về khoản vay 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, theo luật sư, nằm chắc chắn ở dòng tiền VNCB trước đây và CBBank hiện tại. Liên quan số tiền này, CBBank cho rằng đã hòa chung, sau khi ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng nên không còn để trả cho các bị cáo.

Theo luật sư, đây là số tiền không nhỏ, tồn tại vật chất nên không thể tự mất đi. Nó phải có nguồn đi, nguồn gốc, báo cáo tài chính rõ ràng, vấn đề là ai sử dung, sử dụng như thế nào.

Theo quy định của pháp luật không phải tiền cứ chuyển vào ngân hàng là tiền của ngân hàng. Mặc dù số tiền 4.500 tỷ đồng mà các bị cáo đã chuyển vào tài khoản của VNCB nhưng chưa phải là tiền của ngân hàng. Theo luật sư số tiền này cần hạch toán vào khoản phải trả, nên việc CBBank nói số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng là trái quy định, là xâm phạm quyền vụ chính đáng của các bên.

Luật sư cho rằng, lý do VNCB nói số tiền 4.500 tỷ đồng đã triệt tiêu là không hợp lý và không có tính pháp lý.

"Nếu như chúng ta chấp nhận quan điểm 4.500 tỷ đồng hòa chung vào dòng tiền và đã sử dung hết thì phải xem xét lại hành vi của dụng?", luật sư nêu quan điểm.

Luật sư cho biết VNCB đã sử dung, vậy tự hỏi có thiệt hại hay không? Luật sư cho rằng, VNCB không bị thiệt hại mà còn được hưởng lợi. Nếu không xem xét, thu hồi trả lại cho các bị cáo thì VNCB sẽ được hưởng lợi kép, VNCB phải có nghĩa vụ trả lại.

Luật sư giải thích hưởng lợi kép là VNCB vừa được sử dụng để tăng vốn điều lệ, vừa không phải trả lại; trong khi đó lại đòi bồi thường thiệt hại 6.100 tỷ đồng bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.

Theo luật sư, khi nhà nước mua lại 0 đồng, thì không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người nộp tiền vào để tăng vốn điều lệ dù vốn chủ sở có âm.

Luật sư khẳng định lại số tiền 4.500 tỷ đồng hòa vào dòng tiền chung là trái pháp luật, cần trả lại cho các bị cáo để bồi thường thiệt hại.

Đối với lãi quá hạn của ba công ty Thanh Quang, Nhất Nhất Vinh, An Phát, luật sự nhận thấy việc BIDV thu lãi quá hạn 3 công ty nói trên là không hợp lý.

HĐXX lưu ý đây phiên tòa xét xử liên quan đến phạm vi thiệt hại 6.100 tỷ đồng, không xem xét quan hệ tín dung. Theo luật sư, lãi quá hạn cũng nằm trong thiệt hại; HĐXX nhắc lại lần nữa về phạm vi của vụ án.

Tuy nhiên, luật sư tiếp tục quan điểm đề nghị HĐXX xem xét, thu hồi lại lãi quá hạn mà chi nhánh BIDV Gia Định trái pháp luật để bù đắp thiệt hại.

14:44

HĐXX mời luật sư Bùi Phương Giang bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 221 vks kien nghi tiep tuc dieu tra lanh dao 4 ngan hang
Luật sư Bùi Phương Giang

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao bị cáo Danh đã phạm tội “Cố ý làm trái...” với hành vi sử dụng 29 công ty để làm hồ sơ vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV. Bị cáo bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB. Vì lý do gì mà Phạm Công Danh vay nhiều tiền như vậy? Trả lời câu hỏi này sẽ khơi ra được nguyên nhân, bối cảnh mà khiến Danh phải như ngày hôm nay.

Với mong ước của mình, bị cáo Danh đã trình bày với NHNN để thành lập ngân hàng mới nhưng NHNN không đồng ý mà chỉ cho tái cơ cấu. Vì vậy Danh phải mua lại ngân hàng Đại tín của bà Hứa Thị Phấn, đó chính là khởi nguồn cho hành vi sai phạm bị cáo Danh phải đứng trước tòa hôm nay. Bị cáo Danh đã huy động tất cả tài sản để cứu ngân hàng. Mọi việc đã vượt quá tầm kiểm soát của bị cáo.

14:21

Phiên tòa chiều bắt đầu làm việc

13:42

Trong phiên làm việc buổi sáng, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa phát biểu quan điểm giải quyết vụ án.

Theo VKS, Phạm Công Danh là bị cáo đầu vụ, giữ vai trò chủ đạo trong việc gặp gỡ, bàn bạc, chỉ đạo các thuộc cấp của mình lập các hồ sơ khống, dùng tiền của VNcB gửi qua 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh cho các khoản vay của 18 công ty do Danh thành lập, thê người làm giám đốc và 11 công ty Danh mượn pháp nhân.

Hành vi của bị cáo Danh đủ yếu tố cấu thành tội Cố ý làm trái và VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù giam, tổng hợp với mức án tại giai đoạn 1 của đại án này, PCD phải chấp hành mức án chung là 30 năm tù.

Các thuộc cấp của Danh là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng bị đề nghị các mức án từ 4 – 15 năm tù về cùng tội danh với bị cáo Danh.

Cùng truy tố về tội Cố ý làm trái, bị cáo Trầm Bê bị đề nghị mức án từ 5 – 6 năm tù giam. Thuộc cấp của Bê là Phan Huy Khang bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

Các bị cáo khác trong vụ án Như Đinh Việt Cường, Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Minh Tùng, Nguyễn Việt Hà…đã có hành vi giúp sức, bàn bạc với Phạm Công Danh và các thuộc cấp của Danh trong việc Danh lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bão lãnh cho các khoản vay.

Các bị cáo là bảo vệ, giữ xe, tạp vụ…được Danh thuê đứng tên các công ty do Danh thành lập đã có hành vi ký các hợp đồng vay hàng trăm tỷ đồng của các ngân hàng. Hành vi của các bị cáo này là vi phạm pháp luật, tuy nhiên các bị cáo này làm theo chỉ đạo cấp trên, không biết ký gì và có vay được tiền hay không, tiền vay được dùng làm gì nên xem xét giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) bị đề nghị 6-7 năm tù.

36 bị cáo khác là giám đốc các công ty "ma", giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng bị đề nghị từ 2-5 năm tù và cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữa nguyên quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao được thể hiện trong bản cáo trạng và công văn đề nghị Hội đồng xét xử điều tra công khai tại phiên tòa việc thu hồi 6.126 tỷ đồng thiệt hại cho Ngân hàng VNCB.

Công tố viên cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TPBank và Sacombak; buộc bị cáo Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt phải trả lại 69 tỷ đồng thu lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước.

Ngoài các bị cáo bị xét xử công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan điều tra (Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) tiếp tục điều tra, làm rõ các hành vi sai phạm tại các cá nhân là lãnh đạo 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng VNCB, BIDV, Sacombank và TPBank.

Chiều cùng ngày, phiên tòa tiếp tục với phần tranh tụng.

Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 22/1: VKS đề nghị thu hồi 6.126 tỷ từ 3 ngân hàng trả cho CB Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 22/1: VKS đề nghị thu hồi 6.126 tỷ từ 3 ngân hàng trả cho CB

Sau 10 ngày xét xử, theo dự kiến, sáng nay (22/1), đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa sẽ tiến hành luận tội ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.